Ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, hiệu trưởng các trường học và những giáo viên bình thường đã luôn quan ngại về tương lai của giáo dục.
20 năm qua đã mang đến những đổi mới toàn diện và triệt để cho một số lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của chúng ta - cách chúng ta mua sắm trực tuyến, đặt Grab từ điện thoại, kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện xã hội và thậm chí làm việc từ xa chỉ với một chiếc máy tính xách tay. Tuy nhiên, bất chấp mọi làn sóng đổi mới, có vẻ như nền giáo dục vẫn không thay đổi nhiều.
Thực tế là hoàn toàn ngược lại: chính xác là vào năm ngoái, tôi đã quyết định ngừng sử dụng tất cả các bài thuyết trình bằng PowerPoint mà tôi đã chuẩn bị cho các bài học Kinh tế cấp độ AS / A. Tôi "quay lại" vẽ biểu đồ trên bảng trắng và liệt kê các từ khóa của bài học ở góc trên bên phải bảng. Điều này có thể được coi là một bước lùi nhưng thực tế lại tăng mức độ đóng góp xây dựng bài và hiểu bài của học sinh. Việc loại bỏ công nghệ không cần thiết đã giúp tôi linh hoạt hơn và chuyển bài học từ một bài trình chiếu đơn điệu thành một cuộc trao đổi tương tự như một cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh mà trong đó, kiến thức được phát triển dần dần cùng nhau.
Nhà triết học Hy Lạp Socrates thường chỉ tham gia vào các cuộc trò chuyện với sinh viên của mình để khám phá kiến thức mới, thay vì áp đặt quan điểm của mình lên học sinh như cách giảng dạy truyền thống thời đó. Socrates nổi tiếng với tuyên bố rằng "Tôi không biết". Ý của ông thực sự là ông hoàn toàn nhận thức được giới hạn hiểu biết của mình, và chính nhận thức này khiến ông trở thành một nhà thông thái, một triết gia vĩ đại. Tuyên bố này rất tân tiến và có lẽ mô tả tình trạng của hầu hết (nếu không phải tất cả) giáo viên ngày nay chính xác hơn nhiều so với những giáo viên thời Hy Lạp cổ đại.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, giáo viên “biết mình không biết”, bởi vì hàng ngàn thông tin mới được đưa ra mỗi ngày, và sinh viên có thể truy cập hầu hết mọi thứ trên điện thoại chỉ trong vài giây. Vậy liệu có còn kiến thức để giảng dạy? Nghịch lý là “cuộc trò chuyện có kỷ luật” mà Socrates đưa ra lại có thể đại diện cho giải pháp. Các giáo viên và học sinh có thể cùng nhau xây dựng kiến thức mới, những lập luận sắc bén, đưa ra quan điểm sáng tạo, hoặc những tuyên bố tham vọng, nhằm cố gắng tạo ra tri thức mới mẻ, có giá trị và độc đáo, trong một quá trình trải nghiệm hiệu quả. Đây là điều mà trường Nguyễn Siêu đã phấn đấu trong 30 năm qua, đóng vai trò là trường tiên phong thúc đẩy sự thay đổi trong ngành giáo dục Việt Nam.
Đóng góp quan trọng nhất là nỗ lực xây dựng một trường học song ngữ toàn diện, nơi học sinh có thể tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài khác nhau, bên cạnh đó là hòa nhập với văn hóa Việt Nam. Tương tự như với xã hội đa văn hóa, bước tiếp theo sẽ là tăng cường hội nhập thông qua giao tiếp. Giáo viên nước ngoài và Việt Nam không thể cư xử như những người “hàng xóm” ngại ngùng không giao tiếp với nhau, mà thay vào đó phải tích cực xây dựng xã hội Việt Nam tương lai, nơi các thế hệ sau này đại diện cho nền tảng tự nhiên.
Thông điệp mà tôi muốn gửi đến học sinh của chúng ta là chúng tôi (giáo viên nước ngoài) và các giáo viên Việt Nam đang làm việc cùng nhau để tạo ra một cộng đồng hòa nhập, đa sắc tộc và có mục tiêu, trong đó học sinh sẽ là một phần tích cực và trung tâm. Môi trường giáo dục này có thể đại diện cho một trong những trải nghiệm quan trọng nhất đối với học sinh trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nơi thích nghi là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong những thập kỷ tới.
Luca Burlon (Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Giáo viên Kinh tế cấp độ AS / A)
Bài gốc:
Socrates and the school of tomorrow
Even before the current pandemic shook the world, country leaders, policymakers, school principals, and just normal teachers had been interrogating themselves about the future of education. It's evident that the last 20 years have brought widespread and radical innovations to some of the most important parts of our lives – how we shop online, book a Grab taxi from our phone, connect to each other using multiple social media, and even work remotely with just a laptop. However, despite all the waves of innovation, it looks like that education hasn't changed much at all. Quite the opposite: exactly last year I decided to stop using all the fancy PowerPoint presentations I had created for my lessons of AS/A level Economics, and "return" to drawing graphs on the whiteboard and listing the lesson's keywords on its upper right corner. What may have been considered a step backward, actually increased students' participation and overall understanding. Eliminating unnecessary technology gave me more flexibility, and transformed the lesson from a monotonous slideshow to something similar to a dialogue between teacher and students, in which knowledge is progressively developed together. The Greek philosopher Socrates used to simply engage in conversations with his students to discover new knowledge, instead of imposing his point of view on them like the tradition of the time would have advised. Socrates was famously known for claiming that "I know not to know". What he actually meant was that he was fully aware of the limits of his knowledge, and exactly this awareness made him a wise man and a great philosopher. This statement is extraordinary modern, and probably describes the condition of most (if not all) teachers in today’s world much more accurately than of those in ancient Greece. Today, teachers feel more than ever as they “know not to know”, because mountains of new information are created every single day, and students can access almost everything on their phones in a matter of seconds. What is left then to teach? Paradoxically, the “disciplined conversation” that Socrates introduced can represent the solution. New knowledge, sharp reasoning, innovative perspectives, or ambitious claims can be collectively constructed by teachers and students, in the attempt to creating something new, valuable, and unique together, in a fruitful process of trial and error. This is what Nguyen Sieu School has been striving for in the last 30 years, acting as a pioneer in driving change in the educational sector in Vietnam. The single most important contribution is the endeavor of building a fully bilingual school, where students can be exposed to different foreign cultures, in addition and integration with their own Vietnamese culture. Similarly to every culturally diverse society, the next steps will be strengthening this integration through (again!) communication. Foreign and Vietnamese teachers cannot act like neighbors who awkwardly don’t speak to each other, but instead must be actively building the Vietnamese society of the future, of which new generations represent the natural foundation. The message I want to see delivered to our students is that we (expatriate teachers) and they (Vietnamese teachers) are working together to create an inclusive, diverse and purposeful community, of which students will be an active and central part. This kind of educational community may well represent one of the most important experiences for students in a fast-changing world, where adaptation is likely to be one of the very essential skills for the decades ahead.
Luca Burlon (Head of the Department of Social Sciences and teacher of AS/A level Economics)