Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018

16:40 23/10/2017

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường Tiểu học Nguyễn Siêu.

PHÒNG GD&ĐT QUẬNCẦU GIẤY

TRƯỜNG TH NGUYỄN SIÊU

 

Số: 05/ KH- THNS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Cầu Giấy, ngày 25 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018

 

 
 

 

  1. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2016 - 2017

          Năm học 2016 - 2017, đánh dấu 25 năm xây dựng, trưởng thành và mở ra một thời kì mới của trường Nguyễn Siêu - ngôi trường bản sắc Việt Nam mang tầm quốc tế. Thầy và trò nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với những thành tích đáng tự hào:

Trung tâm khảo thí ủy quyền Quốc tế Cambridge với mã số VN 236 của trường đã tổ chức cho 762 học sinh tiểu học tham gia thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế tại trường theo các trình độ Starters, Movers, Flyerrs, trong đó số học sinh đạt điểm tuyệt đối cả 4 kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết ở trình độ Starters là 153/192 học sinh, chiếm 80%; Movers là 178/256 học sinh chiếm 70%; Flyerrs là 107/314 học sinh chiếm 34% trong đó có 125 học sinh thi vượt trình độ theo lứa tuổi và 61HS đã đạt điểm tối đa. 14 giáo viên Tiếng Anh (9 giáo viên Việt Nam) được Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge công nhận là giám khảo chấm thi nói.

 Kết quả học sinh tham gia các kì thi Văn hóa, nghệ thuật và TDTT:

Khu vực

Các kì thi

Kết quả

Quốc tế, Khu vực

Văn hóa

50 giải với 8 Huy chương tại Singapore kì thi toán IMC và SIMOC; 8 giải Toán SASMO; 20 giải Toán IMAS; 14 giải Toán Kangaroo,

Nghệ thuật, TDTT

7 Huy chương thi Piano Quốc tế tại Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và cờ vua Đông Nam Á.

 

 

Khu vực

Các kì thi

Kết quả

Trong nước

Văn hóa

(135 giải thi Toán, Tiếng Anh, Tin học)

- Quốc gia: 10 giải trong đó 7 HCV, 2 HCB, 1 giải KK thi Tiếng Anh và giải Toán  trên internet.

- Thành phố: 34 giải

- Quận:  91 giải

Nghệ thuật, TDTT

(51 giải)

- Quốc gia: 12 Huy chương trong đó 3HCV, 6HCB, 3HCĐ giải Cờ vua, Piano

- Thành phố: 17 giải

- Quận: 22 giải

 

Kết quả trên khẳng định con đường hội nhập của trường Nguyễn Siêu với quá trình 4 năm thực hiện thí điểm chương trình Quốc tế Cambridge đã đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống chương trình Quốc tế Cambridge cả về số lượng và chất lượng.

Trên cơ sở phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học 2016 - 2017, căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, căn cứ vào tình hình thực tế, trường tiểu học Nguyễn Siêu xây dựng kế hoạch năm học 2017 - 2018 như sau:

  1. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017 - 2018
  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Số lớp, số học sinh:

KHỐI

SỐ LỚP

SỐ HỌC SINH

GHI CHÚ

Tổng số HS

Số HS nữ

Trong quận

Ngoài quận

1

11

283

132

93

190

 

2

11

273

131

75

198

 

3

11

271

164

93

178

 

4

10

249

121

74

175

 

5

10

251

154

96

155

 

Tổng số

53

1327

702

431

896

 

2. Đội ngũ:

* Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Đội ngũ

Trên ĐH, ĐH

Cao đẳng

THSP

Dưới THSP

Hợp đồng

 

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

BGH

5

100%

 

 

 

 

 

 

5

GV cơ bản

39

64%

22

36%

 

 

 

 

61

GV bộ môn

25

89%

3

11%

 

 

 

 

28

TPT

1

100%

 

 

 

 

 

 

1

Nhân viên

15

30%

 

 

9

18%

26

52%

50

Tổng số

85

59%

25

17%

9

6%

26

18%

145

                         

II- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC:

1. Chỉ đạo hiệu quả việc tổ chức dạy học kết hợp chương trình của Bộ GD&ĐT với chương trình Quốc tế Cambridge và chương trình trường Chất lượng cao.

2. Điều chỉnh tinh giản nội dung dạy học phù hợp với từng mô hình lớp, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và yêu cầu về thời gian học tập. Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh. Đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, vận dụng linh hoạt đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh đặc biệt đối với các mô hình lớp của trường. Đào tạo học sinh có kĩ năng sống tự chủ và sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22 của Bộ GD&ĐT theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, đổi mới các hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy học và tuyển sinh trực tuyến theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội.

4. Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn Quốc tế Cambridge để đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình Quốc tế Cambridge. Chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Đa dạng các hình thức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Chú trọng nâng cao trình độ Tin học và Tiếng Anh. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam và giáo viên người nước ngoài theo định hướng “Chuẩn Quốc tế Cambridge”.

5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, hoàn thiện phong cách làm việc và học tập theo các nếp văn hóa Nguyễn Siêu. Thực hiện giáo dục toàn diện, coi trọng công tác giáo dục lao động và chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm gắn với các hoạt động giáo dục truyền thống.

6. Phát triển và nâng cao chương trình Quốc tế Cambridge. Tổ chức cho học sinh lớp 2,3,4,5 tham gia thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế Cambridge tại trường và mở rộng tổ chức cho học sinh ngoài nhà trường theo các trình độ Flyers, Movers, Starters . Học sinh khối lớp 5 Quốc tế Cambridge thi lấy chứng chỉ Checkpoint Primary bộ môn Maths và Science. Xây dựng môi trường giao tiếp Tiếng Anh, từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường.

7. Đẩy mạnh và mở rộng việc tổ chức các hoạt động giao lưu học tập, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở giáo dục và đào tạo tiên tiến trong nước và nước ngoài, tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế.

8. Xây dựng kế hoạch để việc đào tạo liên thông giữa các cấp học trong nhà trường đạt kết quả. Cấp học dưới tạo nguồn cho cấp học trên. Các cấp học phối kết hợp chặt chẽ để việc đào tạo học sinh đạt được mục tiêu nhà trường đã đề ra.

 

III- CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

 1. Công tác phát triển và duy trì số lượng:

- Chỉ tiêu:  Tổ chức tốt công tác tuyển sinh lớp 1 và tuyển sinh các lớp bổ sung.

 - Giải pháp:

+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 1, các lớp bổ sung trên địa bàn toàn thành phố và triển khai thực hiện công tác tuyển sinh trong suốt năm học.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền về công tác tuyển sinh trên Website của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Xây dựng hệ thống sổ sách quản lý sĩ số học sinh: Có sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến và sổ theo dõi sĩ số học sinh cập nhật hàng ngày. Vào sổ đăng bộ kịp thời, đúng quy định. Đồng thời cập nhật thông tin trên phần mềm ESAM theo đúng quy định.

+ Giáo dục học sinh ý thức đi học chuyên cần, thường xuyên khen thưởng động viên kịp thời.

 2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

 2.1. Giáo dục đạo đức:

- Chỉ tiêu : Đánh giá cuối năm học về năng lực, phẩm chất học sinh:

 

Kết quả

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

Năng lực

60%

40%

0%

Phẩm chất

85%

15%

0%

 

- Giải pháp:

* Thực hiện tốt kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội về giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học sinh, sinh viên ngành GD&ĐT Thủ đô năm học 2017 - 2018.

* Thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức nội khoá.

* Tổ chức hiệu quả Lễ chào cờ đầu tuần (100% học sinh hát quốc ca) để bồi dưỡng lòng yêu Tổ quốc.

* Tăng cường các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo, tham quan học tập, trải nghiệm sáng tạo....

* Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống theo chủ điểm vào các đợt thi đua và chào cờ thứ 2 đầu tuần, giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và luôn đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Tổ chức và sơ kết thi đua khen thưởng theo 5 đợt thi đua của Đội TNTP và tuyên dương các gương “ Người tốt, việc tốt” để giáo dục học sinh toàn trường.

* Thực hiện giảng dạy bộ tài liệu “An toàn giao thông” và “Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh Thủ đô”. Tổ chức dạy học kĩ năng sống cho học sinh toàn trường 1 tiết/tháng. Thực hiện giáo dục các nếp văn hóa Nguyễn Siêu trong tiết HĐTT: văn hóa đọc, văn hóa tiết kiệm, văn hóa chào, văn hóa xếp hàng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

* Công tác chủ nhiệm:

+ Mỗi giáo viên chủ nhiệm phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

          + Xây dựng cho học sinh ý thức tự giác, biết nhận thức được việc tốt, việc chưa tốt. Giáo dục học sinh ý thức thi đua “Nói lời hay, làm việc tốt”.

          + Giáo viên chủ nhiệm xây dựng môi trường lớp học thân thiện, giúp học sinh được bộc lộ khả năng một cách tự nhiên. Quan tâm đến giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, hình thành thái độ tự tin, lòng tự trọng cho học sinh.

+ Coi trọng nội dung giờ sinh hoạt lớp và chào cờ đầu tuần. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức, kết hợp giáo dục đạo đức với các môn học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

          + Phối hợp nhịp nhàng, thông tin kịp thời và hiệu quả giữa giáo viên chủ nhiệm và Đội thiếu niên tiền phong, cha mẹ học sinh và các tổ chức trong nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

 2.2  Dạy và học:

* Chỉ tiêu: Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục:

Môn

Tiếng Việt

Toán

Đạo đức

THXH

Khoa học

Lịch

sử & Địa lí

Thủ công - Kĩ

thuật

Tin

học

Âm nhạc

Mĩ thuật

Thể dục

Tiếng Anh

Hoàn thành tốt

95%

95%

95%

95%

95%

95%

95%

95%

60%

58%

55%

90%

Hoàn thành

5%

5%

5%

5%

5%

5%

5%

5%

40%

42%

45%

10%

Chưa hoàn thành

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

 

Học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình bậc tiểu học : 100%.

- Học sinh khối lớp 1,2,3,4 hoàn thành chương trình lớp học: 100%.

- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 52.5%.

          - Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất: 47.5%.

          - Học sinh có thành tích đột xuất trong năm học: 5%.

- Giáo viên đạt giải  thi giáo viên dạy giỏi môn cơ bản và chuyên biệt, thi bài giảng Elearning cấp quận.

- Học sinh đạt thành tích cao kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp Thành phố.

- 100% học sinh tham gia thi đạt chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế của Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge theo các trình độ và đạt kết quả cao.

* Giải pháp:

- Thực hiện chương trình sách giáo khoa:

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT; Công văn số 3868/BGDĐT - GDTH ngày 22/08/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2017 - 2018.

+ Tổ chức thực hiện chương trình dạy học theo mô hình lớp Quốc tế Cambridge (CIE), lớp Việt Nam Hội nhập (VNI) và lớp Chất lượng cao (CLC).

+ Thực hiện giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và hiểu biết xã hội cho học sinh.

          + Tổ chức thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo viên dạy, vận dụng phù hợp  đúng với trình độ học sinh, tạo điều kiện để học sinh hoàn thành bài học ngay tại lớp.

+ Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh nội dung các môn học theo đúng công văn số 5842/BGDDT-VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo.

+ Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy chương trình TNXH khối lớp 1,2,3 và môn Khoa học khối lớp 4,5 theo quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ GD&ĐT.

+ Dạy học tích hợp Lịch sử Hà Nội đối với chương trình Lịch sử lớp 4,5.

+ Dạy học Tin học theo chương trình IC3 Spark dành cho học sinh khối lớp 3,4,5.

+ Nhà trường không áp dụng thời gian học tập theo quy định chung như đối với các trường công lập. Trên nguyên tắc kết thúc học kỳ, năm học trường thực hiện theo quy định nhưng bố trí chương trình học cụ thể của trường linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh từng mô hình lớp, từng khối lớp, đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình của Bộ GD&ĐT. Đồng thời học chương trình Tiếng Anh tăng cường đối với các lớp Chất lượng cao và chương trình Tiếng Anh Quốc tế theo chương trình của Hội đồng khảo thí Cambridge đối với các lớp Quốc tế Cambridge.

- Thực hiện quy chế chuyên môn:

          + Hồ sơ của Ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên đảm bảo đủ, chất lượng. Các qui định về qui chế chuyên môn Ban lãnh đạo nhà trường phát văn bản tới 100% giáo viên và thường xuyên trao đổi với giáo viên về những vấn đề chuyên môn theo đặc thù của nhà trường.

          + Thực hiện nghiêm túc thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học và thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

          + Thực hiện đúng điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tiểu học.

          + Thực hiện đúng công văn số 7975 của Bộ GD&ĐT ngày 10/09/2009 về việc dạy học môn Thủ công, kĩ thuật ở tiểu học.

+ Thực hiện nghiêm túc thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/05/2012 ban hành quy định về việc dạy thêm, học thêm và công văn số 2883/SGD&ĐT ngày 26/07/2016 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học.

 - Đổi mới phương pháp:

+ Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

+ Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học, vận dụng linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh. Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ động thực hiện phân phối chương trình môn học theo từng tuần. Mỗi giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản của chương trình. Kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho giờ học trên lớp nhẹ nhàng và có hiệu quả cao, coi trọng thực hành vận dụng, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh.

+ Tiếp tục thực hiện đại trà dạy học bộ môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch.

+ Thực hiện có hiệu quả các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy - học nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất học sinh.

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua dạy học tích hợp Tiếng Việt và các nội dung giáo dục vào các môn học và các hoạt động.  Chú trọng các hoạt động giáo dục truyền thống thông qua tổ chức cho học sinh học tập tại di sản, tại các làng nghề, các Bảo tàng.

+ Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học; phối hợp việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp với việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Thực hiện dạy học gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, thực tiễn; lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức: Tổ chức ngoại khóa truyền thông về giáo dục tâm sinh lí theo lứa tuổi và giáo dục giới tính cho học sinh; Dạy Toán, Khoa học bằng tiếng Anh thông qua trải nghiệm thực tế; Dạy học tích hợp liên môn Kĩ thuật, Địa lí. Khoa học…thông qua tổ chức hoạt động học tập của học sinh tại nông trại, vườn cây…

- Tổ chuyên môn:

          + Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Động viên giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông tin “Trường học kết hối”.

+ Thực hiện đúng  quy định về sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, đảm bảo chất lượng. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

+ Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của tổ theo năm học và từng tháng, tổ chức thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn 1lần/tuần đối với GVCN và 2 tuần/lần đối với GVBM đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các khối (trao đổi những bài dạy khó theo hương nâng cao năng lực cho học sinh trong nhà trường, thống nhất nội dung giảng dạy của chương trình bổ sung nâng cao môn Toán, Tiếng Việt…. và những vấn đề chung về học sinh của khối) nhằm tháo gỡ những khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

          + Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề của Quận, Thành phố. Triển khai các nội dung sinh hoạt chuyên môn của Quận, Thành phố vào các tiết dạy của trường  một cách phù hợp.

          + Ban lãnh đạo tổ chức tốt các chuyên đề cấp Trường để bồi dưỡng chuyên môn và cùng trao đổi những vấn đề mà giáo viên trong trường đang quan tâm.

          + Tổ chức các buổi Hội thảo với sự có mặt của những chuyên gia đầu ngành để chia sẻ và tiếp cận với các nội dung liên quan đến công tác giảng dạy trong nhà trường

- Thi giáo viên dạy giỏi - Giao lưu học sinh giỏi:

          + Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường từ tuần 3 tháng 9/2016. Chọn cử giáo viên tiêu biểu tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

          + Tổ chức thi Olympic Tiếng Anh cho học sinh toàn trường để khuyến khích học sinh học tập tốt môn Tiếng Anh.

          + Tổ chức các hoạt động ngoại khóa “Vui học Tiếng Anh” tại lớp để học sinh yêu thích học bộ môn Tiếng Anh.

          + Tổ chức Hội thi “Nhà thông thái nhỏ tuổi” từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 để tạo sân chơi cho HS.

          + Tổ chức thi tin học trẻ cấp Trường dành cho học sinh khối lớp 2,3,4,5. Chuẩn bị cho học sinh tham gia thi phần mềm sáng tạo và thi Tin học trẻ cấp Quận, Thành phố.

          + Tổ chức cho học sinh tham gia thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế của  Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge theo trình độ học sinh và nguyện vọng của CMHS.

- Phong trào vở sạch chữ đẹp:

          + Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra chéo chất lượng vở sạch chữ đẹp vào các buổi sinh hoạt chuyên môn (1lần/tháng).

+ Thực hiện phân loại vở sạch chữ đẹp cho học sinh toàn trường vào cuối học kỳ I và cuối năm học.

          + 53 lớp phấn đấu đạt lớp “Vở sạch chữ đẹp”, đạt tỉ lệ 100%.

 

- Công tác thư viện:

+ Xây dựng kế hoạch công tác thư viện phù hợp với chương trình, nhiệm vụ năm học và thực tế của nhà trường.

+ Tổ chức cho học sinh lên thư viện theo thời khoá biểu để đọc sách theo chủ điểm, chuyên đề  giới thiệu sách mới và xem phim.

+ Tổ chức hoạt động các tiết đọc của học sinh, các buổi giới thiệu sách và triển lãm sách mới hàng tháng hiệu quả.

 + Triển khai hiệu quả mô hình thư viện thân thiện, linh hoạt, sáng tạo các phương thức đưa sách báo đến tay bạn đọc.

+ Nâng cao chất lượng các điều kiện phục vụ cho thư viện hoạt động.

3. Công tác quản lý:

3.1 Công tác xây dựng kế hoạch:

- Ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện trong trường theo năm học, học kỳ, hàng tháng, hàng tuần.

- Tổ chức học tập quán triệt nhiệm vụ năm học mới tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Hàng tháng tổ chức họp hội đồng sư phạm để đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong tháng, phổ biến kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tháng tiếp theo và phổ biến các công văn chỉ đạo của cấp trên để CB-GV-NV biết và thực hiện nghiêm túc. Trong các buổi họp hội đồng giáo dục, ban giám hiệu lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và có điều chỉnh kế hoạch để việc thực hiện nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả.

    1.  Công tác thanh kiểm tra:

* Chỉ tiêu:

 - Kiểm tra nội bộ nhà trường :

+ Kiểm tra 100% hồ sơ của giáo viên, 100% sổ sinh hoạt chuyên môn các khối.

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, kiểm tra công tác bán trú, y tế, cơ sở vật chất, ….

 

 - Thanh tra cấp quận:

 

TT

Họ và tên

Dạy lớp - Môn

1

Đặng Thị Thu Hương

Chủ nhiệm  1A8

2

Phan Thị Bích Ngọc

Chủ nhiệm 1A11

3

Đào Thị Bích Phượng

Chủ nhiệm 2A3

4

Chử Sao Mai

Chủ nhiệm 2A9

5

Nguyễn Thu Hiền

Chủ nhiệm 3A2

6

Hoàng Thị Yến

Chủ nhiệm 3A3

7

Nguyễn Minh Hà

Chủ nhiệm 3A4

8

Đặng Thị Kim Liên

Chủ nhiệm 3A6

9

Trịnh Thị Nhàn

Chủ nhiệm 3A7

10

Phạm Thị Liên

Chủ nhiệm 3A11

11

Trần Thị Thanh

Chủ nhiệm 4A8

12

Đỗ Hồng Hạnh

Chủ nhiệm 4A10

13

Đỗ Thị Thu

Chủ nhiệm  5A2

14

Bùi Minh Ngọc

Chủ nhiệm 5A3

15

Nguyễn Thị Hồng Vân

Chủ nhiệm 5A9

16

Tạ Thị Quỳnh

Thể dục

17

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tiếng Anh

18

Nguyễn Thị Hảo

Tiếng Anh

19

Vũ Thị Thu Hằng

Tiếng Anh

20

Nguyễn Trà My

Tiếng Anh

21

Lê Khánh Ly

Tiếng Anh

22

Vũ Thị Hường

Tin học

* Giải pháp:

- Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra có báo trước hoặc kiểm tra đột xuất về tất cả các hoạt động: Chuyên môn, cơ sở vật chất, bán trú, y tế,…..

- Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp có báo trước và không báo trước để kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng đồ dùng dạy học, quản lý và sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại, công tác quản lý học sinh.

3.3 Công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ:

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như Đại học, Thạc sỹ. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chú trọng công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên người nước ngoài làm việc cơ hữu cho trường giảng dạy có chất lượng và có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định.  Tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn do Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge tổ chức để đáp ứng yêu cầu dạy các lớp Quốc tế Cambridge và việc tổ chức các kì thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế tại trường.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các chương trình bồi dưỡng, đi tham quan cơ sở giáo dục ở trong và ngoài nước để học tập đổi mới phương pháp quản lý và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Ban lãnh đạo nhà trường có kế hoạch thường xuyên dự giờ, để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  đặc biệt là các giáo viên mới.

- Phân công cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban lãnh đạo nhà trường. Bồi dưỡng đội ngũ khối trưởng, chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của khối chuyên môn nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách cho CB-GV-NV. Có chính sách thu hút, tuyển chọn giáo viên giỏi về công tác tại trường.

4. Công tác quản lý hành chính, tài chính - tài sản nhà trường:

- Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các trường tiểu học ngoài công lập, đảm bảo thu chi theo đúng văn bản quy định. Báo cáo thanh quyết toán kịp thời, mở hồ sơ sổ sách đúng quy định.

- Kịp thời mua bổ sung đồ dùng - trang thiết bị dạy học cho tất cả các lớp trong trường đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

- Tổ chức kiểm kê, bàn giao tài sản khi có sự thay đổi giáo viên, thay đổi địa điểm lớp vào cuối năm học.

- Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của trường đảm bảo trường lớp khang trang, sạch đẹp.

- Bảo quản tài sản theo từng bộ phận, có sổ quản lý tài sản và kiểm tra theo định kỳ do bộ phận hành chính quản trị của nhà trường chịu trách nhiệm.

- Mỗi bộ phận đều có sổ ghi về cơ sở vật chất cần sửa chữa. Phòng hành chính của nhà trường sửa chữa kịp thời để phục vụ tốt việc đảm bảo an toàn cho học sinh và việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.

5. Thực hiện quy chế dân chủ, xã hội hoá giáo dục

- Hoàn thiện và tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cho phù hợp với tình hình năm học:

+ Quy chế bình bầu khen thưởng: khối, lớp, giáo viên, cán bộ, nhân viên.

+ Quy định sử dụng tài sản, điện nước.....

+ Nội quy nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

+ Quy chế tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại định kì.

- Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch.

- Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Nhà trường kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giáo dục đạo đức, nếp sống và luật pháp cho học sinh.

6. Các hoạt động Văn - Thể - Mĩ, hoạt động Đội, ngoại khóa, bán trú, y tế

6.1 Văn nghệ:

- Có kế hoạch xây dựng các chương trình văn nghệ theo chủ đề nhằm phục vụ các ngày lễ trong năm như: Khai giảng năm học mới, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong HCM, ngày sinh của Bác Hồ kính yêu … và các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp tạo cho học sinh không khí vui tươi phấn khởi.

- Tổ chức tốt đội văn nghệ để biểu diễn trong các ngày lễ lớn của trường và tham gia biểu diễn chào mừng các hoạt động của Quận, Thành phố.

- Tổ chức câu lạc bộ đàn Piano dành cho HS yêu thích tham gia sau giờ học.

- Thường xuyên khen thưởng học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, các học sinh đạt giải thi đàn, thi văn nghệ…cấp Quận, Thành phố, Quốc gia và Quốc tế để khuyến khích học sinh phát triển năng khiếu.

6.2 Thể dục thể thao:

- Thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá đảm bảo an toàn cho học sinh. Đưa bộ môn Cầu lông vào 100% các lớp của trường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Tăng cường giáo dục thể chất rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tổ chức các trò chơi dân gian trong các tiết hoạt động tập thể, tổ chức cho học sinh tập bài dân vũ mới để hoạt động giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ có hiệu quả, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường.

- Tổ chức các câu lạc bộ Erobic, Bóng rổ, Cờ vua dành cho học sinh yêu thích tham gia sau các buổi học hàng ngày. Tổ chức các câu lạc bộ điền kinh, cầu lông, đá cầu, bơi, Dance sport ...dành cho học sinh có năng khiếu tập luyện vào sáng thứ bảy hàng tuần.

- Tích cực tổ chức và tham gia các cuộc thi TDTT nhằm phát triển năng lực của học sinh.

- Thường xuyên khen thưởng các học sinh đạt giải trong các kì thi về TDTT, động viên học sinh tích cực tham gia các câu lạc bộ nhằm phát huy năng khiếu của học sinh.

- Phấn đấu đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc về Thể dục thể thao cấp Thành phố.

6.3 Mĩ thuật:

- Tiếp tục thực hiện công văn số 1541/SGD&ĐT - GDTH ngày 07/04/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc “Triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch” trong các trường Tiểu học; Công văn số 163/PGD-TH ngày 28/4/2017 của Phòng Giáo dục và DDào tạo về việc triển khai sách giáo khoa Mỹ thuật trong các trường Tiểu học. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn phương pháp dạy học tích cực môn Mỹ thuật do các cấp tổ chức.

- Tổ chức câu lạc bộ Mĩ thuật sau giờ học dành cho học sinh yêu thích tham gia hiệu quả. Động viên học sinh tích cực tham gia các cuộc thi vẽ tranh do quận, thành phố phát động.

- Giáo viên Mĩ thuật thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học mới theo công văn số 2070/CVBGD&ĐT – GDTH của Bộ GD&ĐT.

6.4 Công tác Đội:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hiệu quả các chương trình hoạt động của liên đội.

- Tổ chức hiệu quả công tác phát động và sơ kết các đợt thi đua trong năm học.

- Tổ chức lễ phát động chủ đề năm học gắn với khai giảng năm học mới.

- Tổ chức Tết trung thu cho học sinh vui tươi, tiết kiệm.

- Tổ chức Hội thi “Tin học trẻ” cấp liên đội, tham gia thi cấp quận, thành phố.  

6.5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

- Tổ chức Festival Tiếng Anh, đón chào năm mới 2018.

- Có kế hoạch tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục bên ngoài nhà trường: xem kịch tại Nhà hát Kịch Tuổi trẻ, thăm Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Không quân, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám, tham quan học tập tại các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa: làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm...

6.6 Y tế - Chữ thập đỏ:

- Thực hiện quyết định số 4458/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/8/2007 về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông. Thực hiện tốt chỉ thị 23/2006/CT-TTG ngày 12/07/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác y tế học đường, các qui định về vệ sinh trường học. Đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền, phòng chống các loại bệnh dịch khi chuyển mùa, dịch Sốt xuất huyết.

- Tổ chức khám sức khoẻ cho 100% học sinh.

- Vận động 100% học sinh tham gia Bảo hiểm y tế, động viên học sinh tham gia bảo hiểm thân thể.

- Tăng cường bổ sung thêm thiết bị cho phòng y tế và kiểm tra cơ số thuốc thường xuyên.

- Thành lập ban chấp hành Hội chữ thập đỏ nhà trường, phát động, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.

- Quan tâm đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng quỹ từ thiện để làm việc nhân đạo ngay trong trường và tham gia tích cực các hoạt động cứu trợ nhân đạo của phường, quận, thành phố…

6.7 Công tác bán trú:

-  Thực hiện chế độ thu theo đúng thoả thuận giữa CMHS và nhà trường đã ký khi kết thúc năm học 2016- 2017.

- Có chế độ ăn phù hợp với học sinh, xây dựng thực đơn hợp lý. Cân đối tiền ăn, định lượng calo và đảm bảo quy trình chế biến thức ăn cho học sinh.

- Đảm bảo an toàn trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc lưu nghiệm thức ăn. Thực hiện bếp ăn qui định một chiều.

- 100% nhân viên  tổ nhà bếp  khám sức khoẻ.

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tốt công tác giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo vệ sinh ngay từ khâu nhận, chế biến thức ăn.

- Thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra để đảm bảo cho HS ăn đúng khẩu phần qui định. Đảm bảo nước uống đầy đủ, hợp vệ sinh.

- Duy trì chế độ vệ sinh lớp học, chăn, ga, gối của học sinh từng tuần, từng tháng. Đảm bảo vệ sinh nơi học, nơi ăn, nơi ngủ sạch sẽ.

6.8 Công tác An toàn trường học - Phòng chống tai nạn thương tích:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn, triển khai kế hoạch tới toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và giáo viên chủ nhiệm các lớp triển khai đến học sinh các lớp chủ nhiệm.

- Xây dựng quy chế “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” của nhà trường.

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn.

- Đảm bảo tốt hồ sơ công nhận trường học an toàn - Phòng chống tai nạn thương tích, nộp đúng hạn theo quy định.

7. Nâng cao hiệu lực quản lý:

7.1 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Bố trí sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên  đúng bằng cấp, đúng chuyên môn.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt kỷ luật lao động, đi làm đúng giờ và chấp hành đầy đủ các qui định về chế độ nền nếp của nhà trường.

- Thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui định của ngành giáo dục.

- Đẩy mạnh phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức,  tự học và  sáng tạo”; Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

7.2 Qui định của nhà trường đối với cán bộ,  giáo viên, nhân viên:

- Tổ chức quản lý hiệu quả công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ nền nếp theo quy định của nhà trường đối với tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên. Duy trì tốt việc chấm công bằng máy giờ đến, giờ về của CB-GV-NV.

- Nhà trường có bản hợp đồng ký với từng CB-GV-NV và trong bản hợp đồng ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng người trên cương vị đảm nhiệm.

- Cuối năm học thực hiện đúng công văn số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/5/2007  để đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và công văn số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 về đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.

 

 

7.3 Công tác thông tin, báo cáo:

- Phân công trách nhiệm đối với nhân viên văn phòng chuyên trách về việc nhận công văn qua mạng Internet, làm báo cáo đúng mẫu, thông tin chính xác. Nộp báo cáo lên cấp trên đúng thời hạn.

- Phân công một nhân viên chuyên trách phụ trách đưa tin bài lên Website của trường. Trong các hoạt động giáo dục nội khóa và ngoại khóa, nhân viên phụ trách Website của trường thường xuyên tham gia chụp ảnh, viết bài để đưa tin. Ban lãnh đạo nhà trường, tổ Đội, các tổ khối chuyên môn thường xuyên cung cấp nội dung, kế hoạch tổ chức các hoạt động và viết các tin bài đăng tin cập nhật trên Website của trường.

- Tiếp tục triển khai phát hành nội san Tháp Bút ra hàng tháng với nội dung phong phú, đa dạng giúp CMHS nắm được các hoạt động của nhà trường.

7.4 Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách qui định của nhà trường ngoài công lập đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường theo đúng quy định.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức nhà giáo, có chuyên môn nghiệp vụ và có uy tín trước đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh.

7.5 Phối hợp công tác giữa Ban lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể:

- Thực hiện việc họp giao ban 2tuần/1lần giữa Hội đồng quản trị với Ban lãnh đạo và các đoàn thể trong nhà trường để từ đó nắm chắc tình hình trong nhà trường, có giải pháp kịp thời và cách xử lý đúng đắn, hướng mọi hoạt động của nhà trường theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời thống nhất nội dung, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ năm học để phối kết hợp thực hiện giữa các bộ phận trong toàn trường.

- Ban lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác phối kết hợp cùng với Công đoàn trong việc thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của trường ngoài công lập dành cho các đoàn viên công đoàn, xây dựng đội ngũ giáo viên ổn định, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

IV- ĐĂNG KÝ CÁC DANH HIỆU THI ĐUA:

  1. Tập thể:
  • Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố.
  • Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của UBND Thành phố.
  • Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố về thể dục thể thao.
  • Liên Đội mạnh cấp Trung ương.
  • Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
  • Chi bộ Đảng “Trong sạch vững mạnh”.
  • Thư viện trường học xuất sắc.
  • Được công nhận là trường học An toàn - Phòng chống tai nạn thương tích.
  • Xếp loại tốt về Y tế học đường - Bán trú - Chữ thập đỏ.
  1. Cá nhân:
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 01
  • Tổng phụ trách giỏi cấp Thành phố: 01
  • Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 15.

V- PHÂN CÔNG BAN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG:

  1. Hiệu trưởng: Đ/c Dương Thị Thịnh
  • Công tác tổ chức, tài chính, nhân sự.
  • Chỉ đạo các hoạt động giáo dục toàn diện.
  • Dạy 2 tiết/ tuần.
  1. Phó Hiệu trưởng: Đ/c Lê Tường Vân
  • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học, hàng tháng, hàng tuần.
  • Phụ trách chuyên môn Tiếng Anh.
  • Hoạt động ngoại khoá, Đội.
  • Dạy 4 tiết/ tuần.
  1. Phó hiệu truởng : Đ/c Nguyễn Thị Lan                   
  • Phụ trách chuyên môn khối lớp 2,3,4,5.
  • Phụ trách môn Toán.

-    Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn.

  • Dạy 4 tiết/ tuần.
  1. Phó hiệu truởng : Đ/c Dương Thị Nguyệt
  • Phụ trách chuyên môn khối lớp 1.
  • Phụ trách môn Tiếng Việt.
  • Phụ trách bán trú.
  • Dạy 4 tiết/ tuần.
  1. Phó hiệu truởng : Đ/c Nguyễn Thị Phúc
  • Phụ trách công tác giáo vụ.
  • Phụ trách CSVC.
  • Dạy 4 tiết/ tuần.

VI- ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ : Không

 

Nơi nhận:                                                             HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD-ĐT;

- HĐQT;

- BGH; Các tổ chuyên môn;                        

- Lưu VP.P (25b)                                                    (Đã ký)         

                                                                                    

                                                                           Dương Thị Thịnh

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẦU GIẤY