Bạo lực - bắt nạt học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng. Hy vọng Series “Cyberbullying stories - Facts & Tips” này sẽ giúp NSers có góc nhìn thực tế về bắt nạt học đường và biết cách để đương đầu với từng vấn đề cụ thể.
"Tôi đã và vẫn đang bị bắt nạt bởi một nhóm bạn trong lớp. Họ trêu chọc và và gọi tôi là đồ xấu xí, đặt cho tôi một số biệt danh không hay. Họ thường xuyên nói xấu, đá xoáy tôi ở lớp và trên mạng nhưng không nhắc tên thật mà sử dụng biệt danh họ đã đặt. Và đỉnh điểm, họ nhắn tin cho tôi trên Facebook và nói tôi “dừng đăng ảnh đi vì ảnh xấu không tôn trọng người nhìn”…
Tôi không muốn đăng ảnh có mặt mình nữa, có đăng cũng để chế độ private chỉ hiện với bạn thân, thật may là họ đã ít làm phiền tôi hơn. Nhưng gần đây, khi tôi đọc được câu chuyện về học sinh đã tự tử vì những kẻ bắt nạt, tôi đã khóc vì những gì xảy ra với mình. Tôi chỉ muốn nó dừng lại đúng nghĩa!"
Câu chuyện “bị bắt nạt” và những điều chúng mình cần biết ❤️🩹
📌 Bạo lực - bắt nạt học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng. Có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc đau lòng xảy ra gần đây: một bộ phận cho rằng con người đang ngày càng trở nên vô cảm, một số khác đổ lỗi cho nạn nhân, hay phân trần về trách nhiệm của gia đình và nhà trường …
👉🏻 Thực chất, nếu chỉ dừng lại ở việc ta đưa ra nhận định cá nhân thì vấn nạn vẫn luôn ở đó. Có lẽ điều chúng ta cần là nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn khoa học và tự cập nhật thêm những kiến thức và kỹ năng để phòng chống bắt nạt học đường.
👌 Hy vọng Series “Cyberbullying stories - Facts & Tips” này sẽ giúp NSers có góc nhìn thực tế về bắt nạt học đường và biết cách để đương đầu với từng vấn đề cụ thể.
LƯU Ý: Các câu chuyện trong series đều là những chia sẻ có thật được tham khảo tại trang: https://cyberbullying.org/stories (được biên tập lại bởi chuyên viên tâm lý của trường)
𝑴𝒂𝒌𝒆 𝒚𝒐𝒖𝒓 𝒍𝒊𝒇𝒆 "𝒃𝒖𝒍𝒍𝒚 𝒇𝒓𝒆𝒆" !👋👋👋
#byebyebullying #NguyenSieuPsychology #adMochi
FACTS - Một số sự thật chúng mình cần làm rõ trong câu chuyện này:
1. “Né tránh, cam chịu, nhún nhường” chưa bao giờ là cách tốt nhất để chấm dứt bắt nạt học đường
2. Những ký ức, cảm xúc về việc bị bắt nạt có thể “quay trở lại” với nạn nhân ngay cả khi sự việc đã kết thúc. Giống như trong câu chuyện trên, dù không còn bị trêu chọc, làm phiền nữa nhưng người bạn này vẫn luôn phải tự mình chống chọi với những tổn thương, dằn vặt khi đọc được sự việc liên quan đến bắt nạt học đường và không còn thoải mái, tự tin thể hiện bản thân.
3. Việc chấm dứt bắt nạt trực tuyến có thể khả thi nếu mình đã biết người thực hiện à các bước cụ thể xem chi tiết tại 2 ảnh tiếp theo.
TIPS – Mình cần làm gì trong tình huống này?
- Thu thập tất cả các bằng chứng cho thấy họ bắt nạt bạn– bằng cách chụp ảnh màn hình hoặc ghi âm, lưu lại hình ảnh, âm thanh và tin nhắn liên quan.
- Báo cáo đến thầy cô và nhà trường – đính kèm toàn bộ bằng chứng mà bạn có. Điều này sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nhà trường xác minh thông tin, hiểu về mức độ của sự việc và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
- Quan tâm và chấp nhận cảm xúc của bạn: Mình còn tổn thương khi vẫn có những cảm xúc mạnh mỗi khi mình nghĩ đến sự việc hoặc biết các câu chuyện tương tự. Tâm sự và chia sẻ với ít nhất một người bạn tin tưởng (có thể là bạn bè, gia đình, thầy cô, chuyên viên tâm lý…) là cách hay để “ôm ấp” trái tim của bạn.
Nếu là một NSers, bạn hãy “ghim nhẹ” các đường link sau:
- Dành cho Tips 2: Trường Nguyễn Siêu có đường link để học sinh báo cáo/khiếu nại hành vi bạo lực và bắt nạt học đường - thông tin sẽ được gửi tới Bộ phận Hỗ trợ và phát triển (SAS) của nhà trường: https://form.jotform.com/210912111027438 (có Mã QR code được dán ở các lớp học và có trong sổ tay học sinh)
- Dành cho Tips 3: Các chuyên viên tâm lý luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ cho bạn, dù là trực tiếp hay gián tiếp ẩn danh.
Link đăng ký tham vấn trực tiếp: https://form.jotform.com/210481521339450
Link chia sẻ gián tiếp ẩn danh: Nguyen Sieu Psychology có chuyên mục Blue Letter – nơi bạn có thể gửi câu chuyện của mình một cách ẩn danh và nhận về một “lá thư màu xanh” từ chuyên viên tâm lý của trường
NSers có thể kể câu chuyện của mình tại link này: https://forms.office.com/r/tuTbEh9ezi