“Nhân loại chuẩn bị bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, giáo dục và trường học vẫn là một chủ đề ‘nóng’ từ trên truyền thông đến từng bữa ăn của mỗi gia đình.
Các quốc gia phát triển như Mĩ hay đang phát triển như Việt Nam đều không ngừng tìm kiếm những giải pháp để cải thiện chất lượng giáo dục, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh cũng như yêu cầu khách quan của xã hội.
Năm 2020 là một cột mốc lịch sử của thế giới. Hầu hết các quốc gia bị đặt trong tình thế bị động khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Cho đến giờ phút này, chúng ta vẫn loay hoay để vừa chống dịch, vừa duy trì xã hội ở trạng thái ổn định nhất. Giáo dục các nước vốn dựa trên nền tảng tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, trong một thời gian vô cùng ngắn, bị buộc phải chuyển sang một dạng thức khác, đó là tương tác gián tiếp thông qua sự hỗ trợ của công nghệ.
Đại dịch cho tất cả chúng ta một trải nghiệm đầy thấm thía về tương lai bất định và đặt ra một thách thức cho giáo dục: Làm thế nào để đào tạo thế hệ trẻ có đủ năng lực thích ứng với thế giới không thể đoán trước trong tương lai? Thách thức này đòi hỏi các trường học quay trở lại chức năng trọng yếu của nó: không phải chuẩn bị cho trẻ bước vào các kì thi mà chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc đời. Ý nghĩa hay giá trị thực sự của trường học chính là tạo ra những con người có khả năng đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thực, không phải là điểm số hay thứ hạng cao trong các kì thi. Đó là thông điệp xuyên suốt trong 2 cuốn sách của Tony Wagner vừa được IPERbooks phát hành: Làm thế nào để thay đổi trường học và Bài học giáo dục từ nước Mĩ.“
(Trích từ lời giới thiệu cuốn sách Bài học giáo dục từ nước Mĩ của TS Nguyễn Thị Thu Huyền – Phó tổng Hiệu trưởng trường Quốc tế VN – Phần Lan)
Và để mong muốn lan tỏa thông điệp ấy đến với nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hơn nữa, Trường Nguyễn Siêu kết hợp với IPERbooks tổ chức buổi tọa đàm: Làm thế nào để thay đổi trường học?
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 2 diễn giả:
1. Mr Hoàng Anh Đức - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Edlab Asia
2. Mr Nguyễn Đỗ Thuyên - Thạc sĩ Chính sách công Đại học Fulbright
Tại buổi tọa đàm này, người tham gia sẽ được nghe, trao đổi với các chuyên gia những nội dung chính sau
Thế nào là một trường học tốt? Mối quan hệ 3 bên giữa giáo viên - phụ huynh - học sinh
Trường học Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách công.
Quý vị tham gia vui lòng đăng ký tại link sau: https://forms.gle/wDgxC8MhPwb4xsQE9
Thời gian: 9h30 – 11h30 ngày 07/11/2020
Địa điểm: Trường Nguyễn Siêu, đường Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội