Novel Coronavirus (2019-nCoV) ? Chưa rõ nguồn gốc từ đâu: dơi?...
Khả năng gây bệnh?
Đường truyền: Hô hấp, niêm mạc? Khác?
Miễn dịch/đáp ứng miễn dịch?
Đã phân lập được virus (TQ và Úc) phát triển Phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu thuốc/vắc xin…
CẬP NHẬT: Hàng giờ/ngày các thông tin vi rút, dịch tễ, phòng chống, điều trị.
TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TRÊN THẾ GIỚI
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV):
-Xuất hiện tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 3/12/2019, lây lan 30/31 tỉnh/thành phố
(trừ Tây Tạng) và 19 quốc gia
-Đến 30/1/2020 (22 giờ):
+ 8142 trường hợp mắc
+ 170 trường hợp tử vong
+ Tỷ lệ bệnh nặng: 20-25%
+ Tỷ lệ tử vong: 2,18%.
Tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV
từ 12/2019 đến 29/1/2020
TẠI VIỆT NAM
- Theo báo cáo của Bộ Y tế đến 22h ngày 30/01/2020:
+ 05 trường hợp dương tính là 2 bố con người Trung Quốc (01 khỏi) và 3 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán.
+ 97 trường hợp nghi ngờ (sốt + ho + đi về từ vùng dịch)
. 65 trường hợp âm tính với nCoV
. 32 trường hợp đang được cách ly, theo dõi chờ KQ xét nghiệm
TẠI HÀ NỘI
- Tính đến 12h ngày 29/01/2020
+ 15 trường hợp nghi ngờ đều được lấy mẫu xét nghiệm
+ 04 trường hợp có xét nghiệm loại trừ
+ 11 trường hợp đang được cách ly, theo dõi chờ KQ xét nghiệm nCoV
+ 67 người tiếp xúc gần hiện tại không có triệu chứng.
NHẬN ĐỊNH DỰ BÁO
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mức cảnh báo dịch:
+ cấp độ rất cao ở Trung Quốc;
+ cấp độ cao ở khu vực và toàn cầu
+ Tuy nhiên WHO vẫn chưa kết luận đây là vấn đề y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu.
Tại Việt Nam: Nguy cơ dịch tiếp tục xâm nhập vào nước ta là cao
PHẦN 2.
HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HIỆU QUẢ
1.Giám sát phát hiện kịp thời ca bệnh để cách ly và điều trị, không để có ca thứ phát.
2.Không đi/đến nơi có dịch lưu hành, hạn chế tập trung đông người, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị ho hoặc sốt.
3.Thực hiện vệ sinh cá nhân (đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; tránh chạm tay và mắt, mũi, miệng), vệ sinh ăn uống, nâng cao thể trạng.
4.Đối với nhà ở, phòng làm việc, trường học…: mở cửa thông thoáng, nếu bật điều hòa nhiệt độ nên để ở mức 25-27oC.
PHÒNG BỆNH TẠI TRƯỜNG HỌC?
1.Cán bộ y tế trường học biết các biện pháp phòng chống.
2.Tuyên truyền cho giáo viên biết về bệnh và biện pháp phòng chống.
3.Tổ chức truyền thông cho học sinh các biện pháp phòng bệnh.
4.Vệ sinh môi trường, khử khuẩn thường xuyên.
5.Học sinh và giáo viên có triệu chứng viêm đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nếu có yếu tố dịch tễ (đi/về từ vùng dịch; tiếp xúc gần với người được xác định nhiễm/nghi ngờ nhiễm nCoV) lập tức cách ly theo dõi ngay
6.Khuyến khích GV và học sinh đeo khẩu trang ở trường/lớp.
7.Phối hợp chặt chẽ với y tế địa Phương trong công tác phòng chống.
ĐỊNH NGHĨA TRƯỜNG HỢP BỆNH
Trường hợp bệnh nghi ngờ
Là trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, với các biểu hiện sốt, ho, có thể có khó thở hoặc viêm phổi và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:
•Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch (Trung Quốc) trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; hoặc:
•Tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút nCoV.
ĐỊNH NGHĨA NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN
Người tiếp xúc gần bao gồm:
•Nhân viên Y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị ca bệnh xác định; nhân viên Y tế, nhân viên phục vụ khác có tiền sử tiếp xúc với ca bệnh xác định/phòng điều trị bệnh nhân xác định trong quá trình làm việc.
•Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc với trường hợp bệnh xác định.
•Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế (2 mét) trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định.
•Người sống trong cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.
ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐI TỪ VÙNG DỊCH VỀ (TRUNG QUỐC)
•Lập Danh sách báo cáo UBND phường, xã, Trạm Y tế trên địa bàn
•Thực hiện: theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, hạn chế đi lại, tiếp xúc, tránh nơi đông người, phải thường xuyên đeo khẩu trang
•Nếu xuất hiện sốt: nhập viện (BVNĐTƯ, Bắc Thăng Long, Thanh Nhàn, Đống Đa).
KHI CÓ HỌC SINH BỊ BỆNH
(Phải có kết quả xét nghiệm khẳng định)
•Học sinh bị bệnh nghỉ học đến khi khỏi (bệnh viện cho ra viện)
•Tùy tình hình thực tế Cán bộ Y tế sẽ khuyến cáo cho học sinh trong lớp hay trong trường nghỉ học để cách ly tại nhà (có thể 1 lớp, 2 lớp, hay cả trường tùy tình hình cụ thể).
•Các hoạt động khác: khử khuẩn, tuyên truyền (do TTYT hướng dẫn quyết định)
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHỬ KHUẨN TRƯỜNG LỚP
NƠI CẦN VỆ SINH VÀ KHỬ KHUẨN
1.Khu vực ngoại cảnh, sân chơi, nhà vệ sinh và các khu vực, đồ dùng khác có liên quan (dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu…)
2.Lớp học, cầu thang, hành lang; bao gồm: nền nhà, bàn ghế, cửa, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang v.v
3.Công trình khác: Khu vực nhà ăn, nhà đa năng, công trình vệ sinh
4.Đồ chơi, học cụ, đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, bát đũa, thìa, cốc chén v.v)
CHẤT KHỬ TRÙNG?
-Cloramin B 0,5% hoạt tính
-Chất tẩy rửa thông thường
Pha dung dịch Cloramin B 0,5% hoạt tính. Các chất tẩy rửa khác pha theo hướng dẫn nhà sản xuất
Nguyên tắc
•Không khử trùng khi học sinh đang học
•Vệ sinh ngoại cảnh: (dọn vệ sinh, loại bỏ rác, phế liệu…)
•Sàn (phòng học, nhà bếp, vệ sinh v.v): Phun hoặc lau, để khô tự nhiên.
•Bàn ghế, nắm cửa, tay vịn cầu thang: lau bằng dung dịch sát khuẩn, để khô tự nhiên.
•Đồ chơi: ngâm trong dung dịch sát khuẩn 30 phút, rửa lại bằng nước sạch (trừ các đồ chơi ngoài sân vườn kích thước lớn thì lau/để khô tự nhiên, trừ đồ chơi điện tử chỉ lau và để khô)
•Kỹ thuật phun/lau: Lau giật lùi, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.