Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

10:18 16/10/2018

“Nuôi dạy trẻ hạnh phúc là trở về điều chỉnh bản thân và làm chính mình hạnh phúc trước”

Ai cũng có thể đã từng mắc lỗi, mắc lỗi là một phần của cuộc sống, là một phần của quá trình học tập và trưởng thành của tất cả mọi người. Song đôi khi vì lo lắng cho con và mong muốn con trưởng thành và trở thành người tốt mà chúng ta có phần khắt khe với con trẻ, chúng ta lỡ trách mắng con, lỡ trừng phạt con; lỡ so sánh con với những người bạn khác,… Những lúc như vậy, con có thể buồn; khóc; giận cha mẹ, thầy cô; có khi cảm thấy áp lực, chán nản muốn bỏ học; muốn trả đũa… Ngược lại, nếu cha mẹ, thầy cô có thể sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực thì con sẽ vẫn thay đổi được hành vi không mong muốn mà vẫn cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, an toàn, được hiểu và cảm thấy mình có giá trị, phẩm giá.

Năm học 2018-2019, song song với việc triển khai chương trình The Leader in Me, Trường Nguyễn Siêu tiếp tục đẩy mạnh triển khai phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong nhà trường. Với mong muốn có được sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh, kính gửi tới quý vị phụ huynh bản giới thiệu sơ lược về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

1.    Giáo dục kỷ luật tích cực là gì?

    Giáo dục kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm cao ở trẻ.
    Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh tự kiểm soát và tự tin để biết cách thực hiện hành vi mong đợi; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em.
    Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài. 

2.    Cơ sở của giáo dục kỷ luật tích cực

Giáo dục kỷ luật tích cực dựa trên cơ sở:
    Những hiểu biết về sự phát triển tâm lý của học sinh trong từng giai đoạn lứa tuổi;
    Các lĩnh vực phát triển của học sinh: thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội;
    Những nhu cầu cơ bản của học sinh: an toàn, yêu thương, hiểu – thông cảm, tôn trọng, có giá trị;
    Tại sao học sinh “hư” và những cảm xúc của người lớn.

3.    Giáo dục kỷ luật tích cực cung cấp cho giáo viên, phụ huynh

    Hiểu biết về một số cách giáo dục không phù hợp: trừng phạt – hiệu quả và hậu quả;
    Cách giáo dục tích cực: Hệ quả tự nhiên và logic, thời gian tạm lắng;
    Phương pháp hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường, lớp học, gia đình.
    Kỹ năng lắng nghe tích cực;
    Những nguyên tắc của khích lệ và củng cố hành vi tích cực ở học sinh;
    Một số cách thức chế ngự căng thẳng và tức giận.
 

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN HỌC SINH 
TẠI PHÒNG THƯỜNG TRỰC TẦNG 1 - NHÀ C TRƯỜNG NGUYỄN SIÊU