DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC HÀ NỘI: CHIA SẺ TÂM HUYẾT VỀ DẠY TỐT, HỌC TỐT, QUẢN LÝ TỐT

18:00 21/12/2024

Ngày 21/12/2024, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo các trường học trên địa bàn Thành phố.

Diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 có chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống “Hai tốt” tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.

Diễn nhằm thực hiện mục tiêu của ngành GD&ĐT đã được khẳng định tại Điều 22, Luật Thủ đô sửa đổi là “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế”.

Đây cũng là dịp nhằm tập trung trí tuệ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo để bàn thảo, tìm giải pháp giúp các nhà trường, nhà giáo Hà Nội đổi mới, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo Hà Nội đến năm 2030.

Tham gia diễn đàn, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà giáo tâm huyết, sáng tạo của Hà Nội chia sẻ sáng kiến, giải pháp và gợi mở các vấn đề để ngành GD&ĐT Hà Nội vừa phát huy được những thành tựu, truyền thống thi đua “Hai tốt” trong 70 năm qua, đồng thời tìm giải pháp giúp các nhà trường, nhà giáo Hà Nội thực hiện “Tự chủ - Dân chủ - Nhân văn - Sáng tạo - Hội nhập”.

Đặc biệt, đây cũng là dịp để các đại biểu thảo luận, chia sẻ giải pháp để mỗi nhà giáo Hà Nội đều là những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW và Kết luận số 91/KL-TW về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tham dự diễn đàn có Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo trung ương.

Về phía Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kiều, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội.

gdvn-trk-645.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kiều, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: Thùy Trang.

Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục.

gdvn-ew-4741.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (ngoài cùng bên trái) và Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (áo trắng). Ảnh: Thùy Trang.

Tới dự còn có các lãnh đạo các phòng ban của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lãnh đạo các sở ban ngành của thành ủy Hà Nội, đại diện các phòng giáo dục, hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cùng các thầy cô giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục học Hà Nội chia sẻ, tháng 11/2024 toàn ngành đã tổ chức kỷ niệm 70 năm phong trào thi đua “Hai tốt” của giáo dục Hà Nội đã khẳng định những thành tích to lớn cũng như những bài học quý giá về truyền thống đổi mới sáng tạo của ngành.

gdvn-qqoo-3892.jpg

Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục học Hà Nội phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Thùy Trang.

Năm 2025 sẽ là năm Thủ đô cùng cả nước đẩy mạnh cao trào thi đua “Xây dựng đất nước vững mạnh trong kỷ nguyên mới”; Đồng thời cũng là năm ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô sẽ thực hiện những nhiệm vụ, cơ chế mới của Luật Thủ đô sửa đổi về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

Để Giáo dục Đào tạo Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn của cả nước lại đi đầu cả nước về giáo dục chất lượng cao thì ngoài việc được sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố còn phụ thuộc vào quyết tâm cao, vào sự đổi mới sáng tạo của các cán bộ quản lý, các nhà giáo Hà Nội.

Do đó “Diễn đàn giáo dục Hà Nội 2024” mong muốn tập trung tìm giải pháp giúp các Nhà trường, Nhà giáo Hà Nội đổi mới, sáng tạo như thế nào đây để đáp ứng yêu cầu của Giáo dục Đào tạo Hà Nội năm 2025 rồi đến năm 2030.

Diễn đàn nhằm tập hợp các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, những nhà giáo tâm huyết sáng tạo của các nhà trường Hà Nội, có tiếng nói giúp cho Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa phát huy được những thành tựu, những truyền thống thi đua “Hai tốt” 70 năm qua, đồng thời tìm giải pháp giúp các Nhà trường, Nhà giáo Hà Nội thực hiện được “Tự chủ - Dân chủ - Nhân văn – Sáng tạo - Hội nhập” và mỗi Nhà giáo Hà Nội đều là những Nhà giáo “Tâm huyết sáng tạo”.

gdvn-iwiw-7104.jpg

Diễn đàn quy tụ các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý của các nhà trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ảnh: Thùy Trang.

“Trước vận hội mới của đất nước, chúng ta không chỉ nói đúng, nói hay mà quan trọng là làm đúng, làm hay, đổi mới sáng tạo để có kết quả cao. Mỗi nhà trường của Thủ đô là một nhà trường giáo dục chất lượng cao, là niềm hạnh phúc của người dân Hà Nội”, nhà giáo Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Đổi mới giáo dục từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến hệ sinh thái học tập sáng tạo

Mở đầu diễn đàn là bài tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng với chủ đề "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục".

gdvn-ak-2331.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Thùy Trang.

Trong bài tham luận, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc và giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục. Những mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nền giáo dục nhân văn vẫn là kim chỉ nam trong đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là các lời dạy của Người như “Học phải đi đôi với hành,” “Phát triển toàn diện năng lực của học sinh,” và “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học tốt.”

Tại diễn đàn, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng có chia sẻ về chủ đề 'Nhà trường và Nhà giáo: Cách tiếp cận cho tăng trưởng và phát triển”. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong đã mở ra những góc nhìn mới về vai trò của nhà trường và nhà giáo trong việc đổi mới giáo dục, hướng đến một nền giáo dục hiện đại, bền vững và phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

gdvn-uqo-3084.jpg

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tại diễn đàn. Ảnh: Thùy Trang.

Báo cáo "Giáo dục Thủ đô Hà Nội, đổi mới căn bản toàn diện: góc nhìn từ một khế ước xã hội mới về giáo dục" của Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo tập trung vào việc định hướng phát triển giáo dục Hà Nội theo xu thế toàn cầu về khế ước xã hội mới trong giáo dục. Dựa trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện của Nghị quyết 29 và các cơ chế đặc thù từ Luật Thủ đô, báo cáo đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên nhằm xây dựng một nền giáo dục hiện đại, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của tương lai và hội nhập quốc tế.

gdvn-soa-7909.jpg

Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: Thùy Trang.

Báo cáo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo trung ương trao đổi về “Bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW”. Báo cáo trình bày những vấn đề mới đặt ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 và những khuyến nghị có giá trị để phát triển giáo dục, đào tạo thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

gdvn-kkk-6719.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban tuyên giáo trung ương. Ảnh: Thùy Trang.

Thạc sĩ Đỗ Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội có bài tham luận với chủ đề “Tiếp tục triển khai các giải thưởng của công đoàn ngành giáo dục Hà Nội nhằm đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua góp phần nâng cao vị thế năng lực, nhân phẩm nhà giáo Hà Nội trước vận hội mới của thủ đô”. Bài tham luận mô tả bức tranh về những hoạt động thiết thực, thể hiện vai trò của Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội trong việc đồng hành, hỗ trợ, chăm lo, bảo vệ từ xa để các nhà giáo thích ứng với những yêu cầu đổi mới giáo dục.

gdvn-yyyyyy-3376.jpg

Thạc sĩ Đỗ Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội. Ảnh: Thùy Trang.

Cũng tại diễn đàn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu mang đến bài tham luận với chủ đề 'Ứng dụng triết lý học tập siêu hiệu quả giúp học sinh phát triển tối ưu tiềm năng và tự hiện thực hóa bản thân trong kỷ nguyên công nghệ và toàn cầu hóa”.

gdvn-sa-1018.jpg

Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu. Ảnh: Thùy Trang.

Đồng thời, cô Nguyễn Thị Minh Thúy còn gửi tặng các đại biểu cuốn sách “Học tập siêu hiệu quả”, một tài liệu để giáo viên khám phá các phương pháp giúp học sinh không chỉ đạt thành tích cao mà còn phát triển toàn diện về kỹ năng, nhân cách và tư duy sáng tạo.

gdvn-93674-3709.jpg

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Ảnh: Thùy Trang.

Diễn đàn còn ghi nhận sự đóng góp ý kiến từ Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, qua bài trình bày “Phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo ở các cấp học trên địa bàn Hà Nội”. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, khi hệ sinh thái học tập sáng tạo được triển khai hiệu quả, học sinh Thủ đô không chỉ tiếp thu kiến thức chủ động mà còn được khuyến khích sáng tạo và áp dụng kiến thức vào thực tế, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Một số hình ảnh tại diễn đàn:

gdvn-gg-5820.jpg

Các diễn giả tham dự diễn đàn Giáo dục Hà Nội 2024. Ảnh: Thùy Trang.

gdvn-a-8516.jpg

gdvn-gggggggg-3709.jpg

gdvn-ggdaf-2751.jpg

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thùy Trang.

Thùy Trang (Giaoduc.net)