Lỗ thủng tầng Ozone - Hãy hành động vì Trái đất

10:22 16/09/2022

Hiện nay, thủng tầng Ozone đang là vấn đề được toàn thế giới quan tâm bởi nó nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của toàn bộ sinh vật trên trái đất, kể cả con người chúng ta. Vậy tầng Ozone là gì? Nguyên nhân thủng tầng Ozone và hiện trạng như thế nào? Ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tầng ozone

Tầng ozone là một lớp khí tự nhiên ở tầng trên của bầu khí quyển có tác dụng bảo vệ con người và các sinh vật khác khỏi bức xạ tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời.


Nguồn: Discover Magazine

Mặc dù ozone hiện diện với nồng độ nhỏ trong khí quyển, hầu hết (khoảng 90%) tồn tại ở tầng bình lưu, một lớp cao hơn bề mặt Trái đất từ ​​10 đến 50 km. Tầng ozone lọc phần lớn bức xạ tia cực tím có hại của mặt trời và do đó rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất. Chính sự suy giảm tầng ozone có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.

Sự suy giảm Ozone

Vào những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tầng ozone đang bị suy giảm. Nồng độ ozone trong khí quyển thay đổi tự nhiên tùy thuộc vào nhiệt độ, thời tiết, vĩ độ và độ cao, trong khi hiện tượng phun trào như phun trào núi lửa cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ ozone.

Tuy nhiên, những hiện tượng tự nhiên này không phải là lý do chính để giải thích cho mức độ cạn kiệt ozone được quan sát thấy. Mà thay vào đó, một số hóa chất độc hại của con người mới thực sự là nguyên nhân. Những chất làm suy giảm tầng ozone này chủ yếu được đưa vào những năm 1970 trong một loạt các ứng dụng công nghiệp và tiêu dùng, chủ yếu là tủ lạnh, máy điều hòa không khí và bình chữa cháy.

Lỗ thủng tầng Ozone

Cụ thể là sự giải phóng quá mức Clo và Brom từ các chất nhân tạo như CFC, CCI3, CH3,…- các chất này được gọi là ODS – chất làm suy giảm tầng Ozone chính. Clo và Brom được biết là hai chất làm suy giảm và thủng tầng Ozone ở tốc độ siêu âm. Một nguyên tử Clo có khả năng phá vỡ hàng ngàn phân tử Ozone nhưng một nguyên tử Brom lại tàn phá được gấp 40 lần một nguyên tử Clo.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp kéo theo một lượng khổng lồ khí thải được xả thẳng ra môi trường mỗi ngày. Các chất thải công nghiệp bao gồm các loại khí độc như: CO2, Nito, Metan,… vẫn được đào thải ra mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng lớn. Đây đều là những chất gây ra ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozone
Hầu hết các chất làm suy giảm tầng ozone do các hoạt động của con người thải ra vẫn ở trong tầng bình lưu trong nhiều thập kỷ, có nghĩa là quá trình phục hồi tầng ozone là một quá trình rất chậm và lâu dài.

Hậu quả của việc suy giảm tầng Ozone

Sự suy giảm ozone làm tăng mức độ bức xạ UV trên bề mặt Trái đất, gây tổn hại đến sức khỏe con người. Cụ thể, khi con người tiếp xúc với tia UV nhiều hơn sẽ dẫn tới tính trạng  dễ mắc phải nhiều bệnh như ung thư da, đục thủy tinh thể, cháy nắng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và lão hóa nhanh.

Các tác động tiêu cực bao gồm gia tăng một số loại ung thư da, đục thủy tinh thể mắt và rối loạn suy giảm miễn dịch. Bức xạ UV cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, làm thay đổi quá trình sinh trưởng, chuỗi thức ăn và chu trình sinh địa hóa. Sinh vật thủy sinh ngay dưới bề mặt nước, nền tảng của chuỗi thức ăn, đặc biệt bị ảnh hưởng xấu bởi mức độ tia cực tím cao. Tia UV còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất nông nghiệp.

Lỗ thủng của tầng Ozone nằm ở đâu?

Dữ liệu từ Sentinel-5P được sử dụng để chỉ ra rằng lỗ thủng ozone năm ngoái trên Nam Cực là một trong những lỗ thủng lớn nhất và sâu nhất trong những năm gần đây. Hố này phát triển nhanh chóng từ giữa tháng 8 và đạt đỉnh khoảng 25 triệu km2 vào ngày 2/10.

Lỗ thủng tầng ozone lớn được thúc đẩy bởi một xoáy cực mạnh, ổn định và lạnh, điều này giữ cho nhiệt độ của tầng ozone trên Nam Cực luôn lạnh. Nó hoàn toàn trái ngược với lỗ thủng ozone nhỏ bất thường hình thành vào năm 2019.


Bản đồ lỗ thủng ozone ở Nam Cực vào ngày 16/9/2021. (Nguồn: ESA)

Trong nghiên cứu mới nhất được xuất bản trên tạp chí AIP Advances ngày 5/7, nhà khoa học Qing-Bin Lu tại Đại học Waterloo, Canada, phát hiện một lỗ thủng ozone lớn tồn tại quanh năm ở tầng bình lưu thấp trong khu vực nhiệt đới. Lỗ thủng này tồn tại từ những năm 1980, có độ sâu tương đương với lỗ thủng nổi tiếng xuất hiện ở châu Nam Cực vào các mùa xuân (tại khu vực này), nhưng diện tích lớn hơn tới 7 lần. 

Lỗ thủng ozone được định nghĩa là khu vực mất ozone nhiều hơn 25% so với vùng khí quyển bình thường. "Khu vực nhiệt đới chiếm nửa diện tích bề mặt Trái Đất và là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới. Sự tồn tại của lỗ thủng ozone nhiệt đới có thể gây ra mối lo ngại lớn trên toàn cầu", ông Qing-Bin Lu cho biết.

Lỗ hổng ozone này có thể đe doạ đến phần lớn dân số toàn cầu vì vùng nhiệt đới là nơi sinh sống của khoảng 1 nửa dân số thế giới, trong đó có Việt Nam.