Kế hoạch chiến lược phát triển trường Nguyễn Siêu từ năm 2015 đến 2020

08:40 23/06/2014

Kế hoạch chiến lược phát triển trường Nguyễn Siêu từ năm 2015 đến 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

ĐẶT VẤN ĐỀ 

A. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU 

Ngày thành lập:  11/9/1991. 

Người sáng lập trường: 

- NGƯT Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại tá QĐNDVN - Chủ tịch HĐQT. 

- Nhà giáo Dương Thị Thịnh - Phó chủ tịch HĐQT. 

Hiệu trưởng: Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy 

Phó Hiệu trưởng (THPT): Cử nhân Nguyễn Thị Sinh             

Phó Hiệu trưởng (THCS): Cử nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn 

Quá trình phát triển: 

Theo Quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11/9/1991  của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập  trường Phổ thông Dân lập Cấp II và Cấp III  Nguyễn Siêu và Quyết định số 5672/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập và chuyển đổi loại hình trường tư thục với tên gọi Trường THPT Nguyễn Siêu (có 2 cấp học THCS và THPT). 

Năm học đầu tiên (1992-1993) trường chỉ có 5 lớp (3 lớp THCS, 2 lớp 10 THPT) với 132 học sinh. Đến năm học 2013-2014, Trường THPT Nguyễn Siêu  đã có 32 lớp (19 lớp THCS và 13 lớp THPT với 100% số lớp “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao”; trong đó: 2 lớp 6, 1 lớp 7 và 1 lớp 8 thí điểm học song ngữ); tổng số 782 học sinh (THCS: 436 học sinh, THPT: 346 học sinh). 

B. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG  

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009 và Luật Thủ đô 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong đó có vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo; 

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.  

- Nghị quyết 29 NQ/TW Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . 

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ: “Hà Nội phấn đấu giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ thiết thực yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH thủ đô và đất nước. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức pháp luật, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên trong các cấp học. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ.”; “Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số cơ sở giáo dục đào tạo đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế”; 

- Hội đồng nhân dân Thành phố đã có Nghị quyết 5/2012/NQ ngày 05/04/2012 và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 về Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục của Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ: Một số quan điểm trong phát triển giáo dục thủ đô là: “Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, có uy tín ở khu vực và quốc tế”; “Chủ động tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của thế giới”;  

- UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 20 /2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 ban hành Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; 

 

 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 

 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, qua hơn 23 năm xây dựng và phát triển, được sự ủng hộ và đồng hành của cha mẹ học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu đã đạt được những danh hiệu và phần thưởng cao quý: Trường chuẩn Quốc gia; Tập thể lao động xuất sắc Thành phố; Bằng khen của UBND Hà Nội; Bằng khen và cờ Thi đua của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba. 

1. Sự phát triển về số lượng 

Theo Quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11/9/1991  của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập  trường Phổ thông Dân lập Cấp II và Cấp III  Nguyễn Siêu và Quyết định số 5672/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập và chuyển đổi loại hình trường tư thục với tên gọi Trường THPT Nguyễn Siêu (có 2 cấp học THCS và THPT). 

Năm học đầu tiên (1992-1993) trường chỉ có 5 lớp (3 lớp THCS, 2 lớp 10 THPT) với 132 học sinh. Đến năm học 2013-2014, Trường THPT Nguyễn Siêu  đã có 32 lớp (19 lớp THCS và 13 lớp THPT với 100% số lớp “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao”; trong đó: 2 lớp 6, 1 lớp 7 và 1 lớp 8 thí điểm học song ngữ); tổng số 782 học sinh (THCS: 436 học sinh, THPT: 346 học sinh). 

2. Sự phát triển về chất lượng 

Từ trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010 trường đã phát triển theo mô hình “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” theo chương trình 07 của Thành Ủy Hà Nội và hiện nay trường đang phấn đấu để trở thành trường chất lượng cao theo quyết đinh số 20 và 21 của UBND Thành phố Hà Nội; chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao theo tiêu chí “Thầy mẫu mực -Trò chăm ngoan, học giỏi”. Trong 5 năm qua Thày Trò nhà trường đã đạt được những thành tích rấ đáng tự hào: 

Thầy dạy giỏi: Thi giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố đạt 71 giải trong đó có 9 giải cấp thành phố (1 giải xuất sắc, 4 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba). 

Trò chăm ngoan, học giỏi: Xếp loại học lực: THCS 72%, THPT 19,7% học lực giỏi, học sinh đạt hạnh kiểm tốt ngày càng cao (từ 90% đến 100%). Thi học sinh giỏi các cấp đạt  331 giải ; đặc biệt môn Tiếng Anh và môn CNTT đạt nhiều giải cao thể hiện mặt mạnh của mô hình DVGDTĐCLC  trong đó có: 6 giải quốc tế, 7 giải quốc gia và 53 giải Thành phố và 41 giải thi tiếng Anh và CNTT . Xét và thi tốt nghiệp các cấp THCS, THPT giữ vững truyền thống đỗ 100%. Thi vào các trường Đại học và Cao đẳng, trường nằm trong 200 trường có điểm thi trung bình cao nhất cả nước. 

Trường có mối quan hệ hợp tác và giao lưu với các trường bạn, không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Australia, NewZeland, Canada.. 

 

Trên cơ sở đó Trường THPT Nguyễn Siêu đã lập Đề án và trình Sở Giáo dục và Đạo tạo xin được công nhân là Trường chất lượng cao trong năm học 2013-2014 và xây dựng chiến lược phát triển nhà trường từ năm học 2014-2015 đến năm học 2019-2020 tầm nhìn đến 2025. 

 

C. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM               2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025. 

I. MỤC TIÊU 

1. Mục tiêu chung của trường 

“Vì hạnh phúc gia đình – Vì tiến bộ xã hội, 

Thầy mẫu mực - Trò chăm ngoan học giỏi” 

“Giữ vững và nâng cao chất lượng của Trường chất lượng cao” của 

Thành phố học đầy đủ chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; chương trình bổ sung nâng cao và chương trình Tiếng Anh Quốc tế Cambridge từng bước tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của trường. 

- Thực hiện giáo dục toàn diện. Coi trọng giáo dục đạo đức, trau dồi kiến thức chuẩn và nâng cao phù hợp với trình độ học sinh, kết hợp học tập với rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất; hướng nghiệp, ngoại khoá, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, đào tạo học sinh trở thành “Con ngoan - Trò giỏi” có kỹ năng sống, tự chủ và sáng tạo tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc tốt nghiệp phổ thông Quốc tế Cambridge (IGCSE) theo yêu cầu và nguyện vọng của cha mẹ học sinh; đào tạo học sinh trở thành công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế.  

2. Tầm nhìn đến năm 2025 

Trỏ thành Trường THPT chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội Việt Nam ngang tầm với các Trường phổ thông tiên tiến trong Khu vực và Quốc tế (trong hệ thống các trường phổ thông của Đại học Cambridge) 

3. Mục tiêu cụ thể 

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục của trường theo 5 tiêu chí của Trường chất lượng cao, hoàn thiện nội dung chương trình dạy bổ sung nâng cao; thực hiện có hiệu quả chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết hợp hài hòa giữa chương trình Việt Nam và chương trình tiếng Anh quốc tế Cambridge ESOL đồng thời tiếp tục thí điểm các lớp THCS và lớp 10 học theo chương trình IGCSE phù hợp với trình độ học sinh và nguyện vọng của cha mẹ học sinh. 

- Học sinh học theo chương trình IGCSE hêt lớp 11 có thể đi du học; học sinh tốt nghiệp lớp 12 có thể thi vào được các trường Đại học trong nước và có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5. 

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 

1.Nhiệm vụ 

- Quán triệt sâu sắc trong toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên về nội dung Chiến lược phát triển của nhà trường; các Quyết định số 20 và 21 của UBND Thành phố và Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về xây dựng và phát triển trường chất lượng cao. 

- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên tự đánh giá đối chiếu với yêu cầu của trường chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế để phát huy những mặt đã đạt được, kịp thời khắc phục những tồn tại để tự hoàn thiện theo yêu cầu chất lượng cao. 

- Căn cứ vào kết luận của Hội đồng tự đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vè chương trình dạy bổ sung nâng cao; về 5 tiêu chí của trường chất lượng cao và Đề án “Nâng cao chất lượng mô hình Trường chất lượng cao “; Tổ chức thực hiện dạy học tăng cường bổ trợ Tiếng Anh, Toán, Khoa học  
liên chủ đề (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý), Công nghệ thông tin bằng  
tiếng nước ngoài theo chương trình của Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge” của Trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu; xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm phù hợp với nhiệm vụ năm học của Ngành và thực tiễn của trường. 

2.Giải pháp: 

  1. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường cơ sở vật chất:  

- Giữ vững và ổn định số phòng lớp học với trang thiết bị như hiện nay đáp ứng 20 lớp THCS, 16 lớp THPT với  sĩ số 24 đến 28 hs/lớp; trang bị thêm hệ thống nghe, nhìn. 

- Xây dựng thêm các phòng chức năng, bổ sung thêm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiêu chuẩn của trường chất lượng cao và chương trình thực hành thí nghiệm của Quốc tế Cambridge. 

- Đảm bảo mức tối thiểu đạt tiêu chí về cơ sở vật chất của trường chất lượng cao như hiện nay:  

Các phòng học: 100% là phòng học chất lượng cao. Mỗi phòng học 56m2 

sàn lát gỗ, có đèn và cửa sổ rộng đảm bảo đủ ánh sáng theo quy chuẩn; có rèm che cửa sổ; có 4 quạt trần và 2 máy điều hòa nhiệt độ; bàn ghế giáo viên và học sinh (mỗi học sinh 1 bàn 1 ghế); có tủ đựng sách thư viện của lớp và ngăn tủ đồ dùng cho mỗi học sinh. Phòng học được trang bị các thiết bị dạy học như máy chiếu và màn hình; máy tính nối mạng Internet, bảng nam châm chống lóa 5x1,2 m, bảng ghim; có đệm nằm cho mỗi học sinh nghỉ trưa.Trang bị thêm phương tiện nghe nhìn.  

Các phòng chức năng: Phòng thực hành Vật lý, Phòng thí nghiệm Hóa, Sinh được trang bị đầy đủ theo quy định và phục vụ thực hành theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có máy chiếu projertor và được từng bước trang bị thêm các thiết bị phục các bài thực hành của chương trình Quốc tế Cambridge; Phòng học bộ môn âm nhạc, mỹ thuật được trang bị như các phòng thực hành và trang bị thêm các thiết bị khác (đàn, giá vẽ...) để có thể dạy thích ứng với đặc thù của từng bộ môn theo chương trình chất lượng cao; Phòng máy tính để học tin học (01 phòng học theo chương trình của BGD&ĐT, 01 phòng học theo chương trình ICT), mỗi phòng có 30 máy tính học sinh và 01 máy chủ của giáo viên kết nối mạng LAN và Internet. Ngoài ra còn có 01 phòng CNTT trang bị máy chủ để quản lý trang tin điện tử, tích hợp lưu trữ dữ liệu và các chương trình quản lý trường học trên mạng phục vụ việc dạy, học và giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh. 

Khu giáo dục thể chất: với nhà đa năng diện tích trên 650m2 được lắp đặt điều hòa nhiệt độ và trang bị các dụng cụ tập luyện đầy đủ theo chương trình giáo dục thể chất. Có khu vực dạy thể dục ngoài trời, xà đơn, xà kép, ném tạ, nhẩy dài, chạy các cự ly ngắn…Nhà đa năng còn là nơi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: TDTT, biểu diễn văn nghệ, các câu lạc bộ và các sinh hoạt tập thể khác cho học sinh.  

Thư viện 200m2, tăng thêm số lượng sách (hiện có 11.080 cuốn trong đó có hơn 2000 sách Tiếng Anh) và máy tính (hiện có 05) máy nối mạng cài đặt phần mềm quản lý, tra cứu, cũng như một thư viện sách số (ebook); nâng cấp hệ thống phát thanh và chiếu phim phục vụ cho công tác giáo dục và học tập của học sinh theo thời khóa biểu quy định. Giữ vững danh hiệu  “Thư viện xuất sắc”. 

Tăng cường thêm trang thiết bị cho các phòng làm việc của Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và cán bộ nhân viên; phòng làm việc các bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên người nước ngoài đảm bảo đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc và quản lý học sinh cả ngày ở trường.  

Ngoài hệ thống camera bảo vệ theo dõi trong khuôn viên của trường 24/24 giờ, lắp đặt thêm hệ thống camera theo dõi hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh hoạt động trong suốt thời gian học sinh có mặt tại trường; lắp đặt thêm hệ thống phòng chống cháy nổ theo phương án phòng cháy được Công an phòng cháy chữa cháy Quận phê duyệt.  

Bếp ăn đạt tiêu chuẩn “Bếp vệ sinh, an toàn thực phẩm”. 

b) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 

- Tuyển dụng bổ sung thêm đội ngũ cán bộ giáo viên người Việt Nam và giáo viên người nước ngoài có chất lượng đảm bảo thực hiện nội dung chương trình Việt Nam và Quốc tế (chú trong giáo viên Tiếng Anh dạy theo chương trình quốc tế Cambridge); 

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu là lực lượng nòng cốt trong nhà trường; đẩm bảo cấp THCS 100%, cấp THPT trên 80% là giáo viên cơ hữu. 

- Bồi đưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và CNTT cho cán bộ giáo viên đạt chứng chỉ C trở lên (Giáo viên tiếng Anh tối thiểu phải đạt trình độ C1; một số có thể dạy được Anh ngữ của chương trình Cambridge. GVCN và giáo viên bộ môn có thể làm được nhiệm vụ trợ giảng cho giáo viên nước ngoài day ở bộ môn của lớp mình và 100% giáo viên phải đạt trình độ C trở lên về CNTT). 

- Đầu tư bồi dưỡng giáo viên, trang thiết bị dạy học, mua tài liệu tham khảo, tổ chức cho cán bộ quản lý đi học tập tại nước ngoài nhằm tăng cường đổi mới dạy học thực hành cho giáo viên và học sinh.  

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước như cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà nước ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên nhân viên, đảm bảo mức lương cao hơn mức lương của cán bộ giáo viên nhân viên nhà nước tương ứng. 

c) Về xây dựng chương trình giảng dạy: 

- Trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường có chương trình dạy học bổ sung nâng cao về các bộ môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh được biên soạn; hàng năm rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh phù hợp với trình độ và nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh.  

- Trường tổ chức học tiếng Anh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 do giáo viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy có giáo viên tiếng Anh người Việt Nam trợ giảng theo PPCT của Trung tâm khảo thí ngôn ngữ cho người học ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ theo khung tham chiếu châu Âu của Đại học Cambridge -(ESOL). Chương trình học của học sinh cấp THCS theo PPCT của giáo trình Solution từ trình độ Elementary đến Upper Intermediate. Chương trình cấp THPT theo PPCT của giáo trình Global English từ trình độ Elementary đến Intermediate.  

- Tổ chức thí điểm các lớp song ngữ học một số môn khoa học cơ bản: Toán (Maths), Khoa học tổng hợp (Combine Science), Công nghệ thông tin (ICT), Nhập môn kinh doanh (Bussiness Study), Sinh học (Biology), Vật lý (Physic), Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (English as Second Language) theo PPCT của Trung tâm khảo thí Quốc tế Cambridge - Đại học Cambridge (CIE).  

- Hàng năm, trường tổ chức cho học sinh đi giao lưu, học tập với các trường  nước ngoài  như: Singapore, New Zealand, Nhật Bản; trường và đón các đoàn giáo viên và học sinh các nước Nhật Bản, Thái Lan, New Zealand, Hàn Quốc,  đến thăm và giao lưu với giáo viên, học sinh của trường.  

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nghệ thuật theo chương trình hàng tuần, hàng tháng cho từng khối lớp. Tổ chức học tập và rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng thành “Nếp học sinh Nguyễn Siêu” đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường.  

- Tổ chức nhiều hoạt động để học sinh được tiếp cận với thực tế, tổ chức học tập chuyên đề hàng tháng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ giáo dục như: tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất hiện đại, di tích lịch sử, tập làm thợ cơ khí, nấu ăn, làm bánh, bán hàng tại siêu thị... Tổ chức các câu lạc bộ đàn organ, cờ vua, bóng bàn, bóng rổ, tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh giỏi tiếng Anh, giải toán và thi tiếng Anh trên mạng internet. 

d) Về đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra, đánh giá:  

- Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc thù của bộ môn, gắn kiến thức phổ thông với thực tiễn, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học. Tổ chức triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài giờ lên lớp, ở trong và ngoài phòng học.Tăng cường hoạt động thí nghiệm, thực hành cho học sinh; giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà và ngoài nhà trường. 

- Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng các tiết dạy mẫu, bài giảng mẫu và tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tích cực áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp thực hành trong các môn học, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế; ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào quá trình giảng dạy đặc biệt với các môn khoa học tự nhiên;  

- Hàng năm các tổ nhóm chuyên môn đăng ký ít nhất hai chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của tổ nhóm chuyên môn. 

- Sử dụng các phương pháp dạy học mở để học sinh có khả năng trải nghiệm, khám phá và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học: dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp thực hành trong các môn học, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, liên hệ thực tế, 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: “Hội thi Thí nghiệm - Thực hành của học sinh”, “Hội thi Tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên”, “Ngày hội Công nghệ thông tin”, “Ngày hội Tiếng Anh”, “Ngày hội Đọc”,… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng hợp lý, khai thác tối đa các thiết bị dạy học; tích cực triển khai hoạt động tự làm thiết bị dạy học. 

- Tổ chức và động viên học sinh tích cực tham gia cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh trung học”, cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”; tiếp tục triển khai và mở rộng việc dạy học thực nghiệm ngoài trời, dạy học tại di sản, dạy học dự án; Dạy học thực hành kết hợp dạy kỹ năng trong môn Công nghệ.  

- Các tiết dạy của giáo viên 100% được đổi mới theo hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo mục tiêu về  kiến thức, kỹ năng và thái độ. 

- Triển khai thực hiện thí điểm đề án “Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 – 2015” theo Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo ra sự đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. 

- Đăng kí tham gia thí điểm mô hình trường học mới cấp THCS và phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục va Đào tạo. 

 - Có phương pháp đặc thù khuyến khích sự chuyên cần, rèn luyện khả năng tự học của học sinh:Tổ chức dạy học phân hóa theo nguyện vọng định hướng của gia đình và trình độ năng lực của bản thân người học. Xây dựng các lớp học nhỏ, trong lớp học nhỏ, học phân hóa theo năng lực người học theo các nhóm, quan tâm đến từng học sinh trên quan điểm “không bỏ rơi học sinh nào”.  

- Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện nhằm phát huy khả năng sáng tạo và rèn các kỹ năng xã hội thông qua các “sân chơi kiến thức”; đổi mới giờ sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm; đưa các chủ đề để học sinh và giáo viên tự xây dựng chương trình và nội dung. Xây dựng “Nếp Nguyễn Siêu” cho cả thày và trò bằng việc thực hiện 6 kỹ năng văn hóa nhà trường.  

- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, coi trọng việc giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng và hứng thú trong học tập trong quá trình dạy học: Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra, thi tuyển sinh, thi thử tốt nghiệp, thi thử đại học trong tất cả các khâu ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá đảm bảo hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh, coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập trong quá trình dạy học. .  

- Nhà trường chỉ đạo các  tổ nhóm chuyên môn tổ chức các chuyên đề bộ môn; các lớp bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết. Tổ chức đánh giá việc thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông và biên soạn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

- Việc ra đề kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh thực hiện theo đúng quy chế và đặc trưng môn học. Giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học, tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường.  

- Tổ chức thí điểm đổi mới kiểm tra đánh giá ở bộ môn Tiếng Anh theo cấu trúc đề thi KET, PET gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết (khung tham chiếu châu Âu cho học sinh THCS và IGCSE cho học sinh THPT thí điểm).   

- Thực hiện tốt các tiết kiểm tra thực hành: Học tập trong phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành (TNTH) là cơ hội tốt cho học sinh đem những kiến thức lý thuyết đã học vào thực hành một cách cụ thể giúp học sinh có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện nguyên tắc “Học đi đôi với hành – Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. 

- Coi trọng việc tự đánh giá của học sinh: Việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của mình là một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học quan trọng, tác động tích cực đến việc giáo dục nhân cách và kỹ năng cho học sinh. Qua việc tự đánh giá, giúp học sinh có thể tự bồi dưỡng rèn luyện Kỹ năng tự tin; Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng tự khám phá; Kỹ năng tự chủ; Kỹ năng xác lập mục tiêu và lập kế hoạch hành động; Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. . 

- Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên, học sinh, kết hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Căn cứ và đối tượng người học, tổ nhóm chuyên môn xây dựng chuyên đề nghiên cứu các bài giảng theo năng lực và trình độ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức chuẩn, kỹ năng chuẩn. Đổi mới dự giờ thăm lớp theo phương thức quan sát thái độ kỹ năng nhận thức của người học, không chỉ nhằm xem xét đánh giá xếp loại giáo viên theo tiêu chí mà dựa trên sự tự đánh giá, thông qua phiếu hỏi, phiếu tập của học sinh trong phần củng cố; mức độ hiểu bài của học sinh. 

- Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh: Nhà trường tiếp tục xây dựng “Nguồn học liệu mở” (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website của trường. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của tiết thư viện trong thời khóa biểu với thời lượng 1tiết/tuần/lớp. Đổi mới hoạt động thư viện, đưa nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu sách làm nội dung bắt buộc do giáo viên chủ nhiệm, tổ nhóm chuyên môn và nhân viên thư viện thực hiện. Tổ chức tốt các hoạt động: hội thi  tin học, hùng biện ngoại ngữ, ngày hội đọc sách; thi giải toán trên máy tính cầm tay, trên Internet; thi tiếng Anh trên mạng Internet, các hoạt động giao lưu,… theo hướng phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống, về danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu và tinh hoa văn hóa thế giới thu hút nhiều học sinh tham gia. Tiếp tục phối hợp với các đối tác liên kết trong và ngoài nước nhằm thực hiện tốt các chương trình giao lưu, các dự án theo chương trình của cấp trên và của nhà trường. 

- Tạo sự đồng thuận và gắn kết giữa cha mẹ học sinh (CMHS)  đồng hành cùng nhà trường để đổi mới giáo dục, tư vấn cho CMHS “Cùng học với con” ít nhất 1 giờ/ngày. Xây dựng 6 nếp văn hóa học đường của trường Nguyễn Siêu, trong đó nhấn mạnh văn hóa đọc.  

đ) Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục: 

- Tiếp tục phối hợp với Công ty vận tải tổ chức đưa đón học sinh trên địa bàn toàn thành phố với 2 hình thức đưa đón tại nhà và đưa đón tại điểm theo đăng ký tự nguyện của cha mẹ học sinh. Trên mỗi xe đều có giáo viên quản lý học sinh, đảm bảo quản lý học sinh chặt chẽ và an toàn.  

- Nâng chất lượng bữa ăn trưa tại trường; học sinh được nghỉ trưa tại lớp với đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo“ấm về mùa đông và mát về mùa hè” 

- Hàng năm ít nhất 1 lần tổ chức các hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các cơ sở làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất hiện đại để tăng cường giáo dục toàn diện, tiếp cận với thực tế xã hội, với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong thành phố và phòng thí nghiệm thực hành của trường. 

- Thực hiện đầy đủ 3 công khai: cam kết chất lượng giáo dục; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và tài chính với cha mẹ học sinh (thể hiện trong bản “Quy định nhập học” đã ký giữa Hiệu trưởng với từng CMHS hàng năm. 

Cụ thể về chất lượng giáo dục: 

+ Học sinh xếp loại văn hóa khá giỏi 90% (không có học sinh yếu kém) 

(có học sinh giỏi cấp quốc gia và quốc tê; học sinh giỏi cấp Quận và Thành phố về các môn văn hóa, tiếng Anh và CNTT) 

+ Học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt 100%. 

+ Trường không có học sinh bỏ học và lưu ban. 

+ Học sinh xét và thi tốt nghiệp đỗ 100%. Thi nghề đạt 100%. 

- Đảm bảo mức độ hài lòng giữa CMHS với nhà trường với mức độ trên 99%; động viên cha mẹ học sinh đồng hành cùng nhà trương trong mọi hoạt động giáo dục. 

IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIÊN KẾ             HOẠCH CHIẾN LƯỢC 

  1. Thông qua kế hoạch chiên lược: 

  • Hội đồng Quản trị thông qua kế hoach chiến lược do Hiệu trưởng 

trình bày sau khi đã lấy ý kiện của các Phó Hiệu trưởng đại diện các tổ chưc đoàn thể, cán bộ, giáo viên nhân viên. 

  • Hiệu trưởng nhà trường lập tờ trình xin Giám đốc Sở Giáo dục và 

Đào tạo Hà Nội phê duyệt. 

 

 

  1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện: 

-Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược lafbooj phận chịu trách 

nhiệm điều phối kế hoạch triển khai lế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chiên lược sau từng giai đoạn sát với thực tế của nhà trường. 

-Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, các Phó Hiệu trưởng 

Làm Phó ban và các thành viên là Tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm, đại diện các đoàn thể trong nhà trường. 

 

  1. Lộ trình thực hiện: 

 

- Năm học 2013-2014: Hoàn thành các thủ tục xin các cấp lãnh đạo công nhận trường là “Trường chất lượng cao”. Phấn đấu khắc phục những thiếu sót tồn tại để pháp huy danh hiệu và truyền thống của trường. Tổng kết năm học, rút kinh nghiệm việc thí điểm các lớp học theo chương trình CIE, chuẩn bị cho việc phát triển và mở rộng. 

- Năm học 2014-2015 tiếp tục phát triển các lớp chất lượng cao học song ngữ lớp 6 (học sinh chuyển cấp từ lớp 5 lên) đồng thời nâng cao chất lượng của các lớp chất lượng cao. Thí điểm lớp 10 học theo chương trình IGCSE 

- Năm học 2015-2016: Khắc phục những mặt còn tồn tại để hoàn thiện 5 tiêu chí của trường chất lượng cao và hệ chất lượng cao song ngữ; triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo mô hình trường học mới VNEN trong năm học theo chỉ đạo của Sở và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tổ chức biên biên soạn hoàn chỉnh lại bộ tài liệu chương trình dạy bổ sung nâng cao và phối hợp giữa chương trình Việt Nam và chương trình song ngữ quốc tế với các bộ môn cho các lớp học tiếng Anh theo chương trình ESOL; chương trình CIE và lớp IGCSE thí điểm. 

- Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020: Từng bước thu hẹp dần các lớp chất lượng cao đi đôi với việc phát triển các lớp chất lượng cao song ngữ (CIE) đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ học sinh trong điều kiện cho phép nhất là việc đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đầu tư về cơ sở vật chất. 

- Từ năm học 2020 trở đi hình thành Trường Nguyễn Siêu là trường chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội ngang tầm với các trường tiên tiến trong 

Khu vực và Quốc tế với 2 hệ:  

+ Chất lượng cao học theo chương trình tiếng Anh Cambridge ESOL. 

+ Chất lượng cao “Dạy và học tiếng Anh, Toán, Khoa học , Công nghệ  

Thông tin tiếng Anh, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông theo chương trình của Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge (CIE), trình độ IGCSE và A/AS. 

4. Đối với Hội đồng Quản trị: 

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đóc việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng; 

- Phê duyệt kế hoạch điều chỉnh, bổ sung của Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường. 

5. Đối với Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo: 

- Tổ chức triển khai kế hoach trong từng năm học thể hiên trong Kế hoach từng năm học của nhà trường. 

- Thành lập Ban Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoach tưng năm học do Trưởng ban chon các thành viên trong đó có giáo viên là thanh tra nhân dân. 

6. Đối với Phó Hiệu trưởng – Phó Ban chỉ đạo: 

Phó Hiệu trưởng phụ trách cấp học có nhiệm vụ triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp hoặc bổ sung kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của Khối mình phụ trách (THCS, THPT). 

7. Đối với Tổ trưởng chuyên môn, Khối trưởng chủ nhiêm và cán bộ phụ trách các đoàn thể trong trường: 

- Có kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ chức của mình 

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. 

- Đề xuất bổ sung kế hoạch nếu có. 

8. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: 

- Căn cứ vào kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện của từng người theo cương vị chức trách. 

- Tự kiểm điểm việc thực hiện trong từng học kỳ, năm học; đề xuất với nhà trường các biện pháp thực hiên kế hoạch.  

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 

Trải qua hơn 23 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích và phần thưởng Trường đã đạt được; là Trường chuẩn quốc gia đầu tiên trong hệ thống các trường ngoài công lập của Hà Nội;  Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm định chất lượng giáo dục Khối THCS của trường đạt xuất sắc (xếp thư 9 trong hơn 250 trường THCS của Hà Nội); Trường THPT tự kiểm định đạt 5 tiêu chuẩn quy định; đặc biệt trong 6 năm thực hiện mô hình “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” theo chương trình 07-Ctr/TU ngày 4/8/2006 của Thành uỷ Hà Nội, 100% số lớp của trường đã là lớp DVGDTĐCLC. 

 Trên cơ sở đó, Trường đã phấn đấu thực hiện 5 tiêu chí của “Trường chất lượng cao”;  đến năm học 2013-2014 Trường nhận thấy có đủ điều kiện trở thành trường chất lượng cao  theo Nghị quyết 20 và nghị quyết 21 của UBND thành phố Hà Nội. 

Kế hoạch chiến lược của nhà trường từ năm 2015 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 trỏ thành Trường THPT chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội Việt Nam ngang tầm với các Trường phổ thông tiên tiến trong Khu vực và Quốc tế (trong hệ thống các trường phổ thông của Đại học Cambridge) là khả thi 

Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào xem xét, phê duyệt 

 

     HIỆU TRƯỞNG 

 

 

                                   Ths. Nguyễn Thị Minh Thúy